I. Văn hoá công nhận
Văn hoá công nhận hay còn được gọi là văn hoá ghi nhận trong doanh nghiệp. Cụm từ này có vẻ ít được nhắc đến tại các doanh nghiệp Việt Nam nhưng ở nước ngoài thì rất phổ biến.
Văn hóa nhận công là một phần không thể thiếu trong môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp có nền văn hóa tích cực đều là những doanh nghiệp chú trọng văn hoá công nhận. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực. Tạo nên sự cam kết và đóng góp của các nhân viên đến sự phát triển của doanh nghiệp.
1. Khái niệm
Văn hoá công nhận tại doanh nghiệp là cách mà một doanh nghiệp đối xử với nhân viên. Đồng thời là cách họ công nhận những đóng góp và thành tích của nhân viên đó. Nó bao gồm các hành động và chính sách mà công ty thực hiện để đảm bảo nhân viên được công nhận, đánh giá và đối xử một cách bình đẳng, công bằng, tôn trọng và hỗ trợ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Văn hóa nhận công đề cập đến những giá trị, niềm tin và hành vi của một doanh nghiệp đối với nhân viên của mình. Nó là sự việc giữ gìn các giá trị văn hoá của tổ chức. Cũng như việc đưa ra các giá trị mới phù hợp với tình hình thị trường và các yêu cầu của khách hàng.
2. Vai trò của văn hoá công nhận trong doanh nghiệp
Văn hóa nhận công nhận góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Khi một tổ chức có một văn hóa nhận công tích cực, nhân viên sẽ cảm thấy được đánh giá cao, tôn trọng. Khi đó nhân viên sẽ thấy được động viên để đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến sự tăng trưởng bền vững và sự hài lòng của khách hàng.
Ngoài ra, văn hoá công nhận sẽ giúp giảm thiểu sự cạnh tranh tiêu cực. Những xung đột trong công ty cũng sẽ giảm bớt. Nếu văn hoá công nhận tốt sẽ tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Từ đó tạo ra sự tín nhiệm và uy tín cho công ty.
Nhìn tổng thể, văn hoá công nhận là yếu tố quan trọng với sự phát triển của một doanh nghiệp. Nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự đoàn kết và giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài.
Tuy nhiên, để tạo nên văn hóa nhận công tích cực trong doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Việc xây dựng văn hóa nhận yêu cầu sự liên tục, phải thực hiện các hoạt động định kỳ để đảm bảo rằng văn hóa này được giữ vững và phát triển trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
II. Các yếu tố ảnh hưởng
Để xây dựng và duy trì một văn hoá công nhận, doanh nghiệp cần chú trọng vào nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nó bao gồm lãnh đạo, nhân viên và môi trường làm việc.
1. Lãnh đạo
Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hoá công nhận tích cực. Những lãnh đạo giỏi sẽ luôn đem đến cho văn hóa doanh nghiệp những dấu hiệu tích cực. Họ sẽ luôn quan tâm đến việc tạo ra một môi trường làm việc năng động và cởi mở.
Nếu các nhà lãnh đạo đặt ra những mục tiêu rõ ràng và cung cấp nguồn lực cần thiết cho nhân viên. Nó sẽ hỗ trợ cho nhân viên để đạt được những mục tiêu mà công việc đề ra. Điều quan trọng là lãnh đạo luôn phải hành động theo những giá trị và nguyên tắc công bằng. Luôn phải đảm bảo sự chính trực. Từ đó truyền cảm hứng cho nhân viên đồng hành.
2. Nhân viên
Nhân viên sẽ là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của văn hoá công nhận. Vậy cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng văn hoá công nhận. Nhân viên chính là những người hiểu nếu không được công nhận về những gì họ làm sẽ khó chịu đến nhường nào. Họ là những người tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và giúp đưa doanh nghiệp đến thành công.
Văn hoá công nhận ở đây không chỉ dừng lại ở lãnh đạo ghi nhận đúng giá trị của họ. Mà là toàn bộ công ty bao gồm cả đồng nghiệp cũng đều ghi nhận những đóng góp của nhau đối với công ty. Họ tôn trọng và đồng hành với nhau để tạo ra nhiều giá trị.
3. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là cụm từ thường xuyên được nhắc đi nhắc lại ở trong doanh nghiệp. Môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của nhân viên. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến không khí của văn phòng làm việc.
Một môi trường làm việc căng thẳng, cạnh tranh tiêu cực, vì lợi ích cá nhân sẽ không thể nào tạo nên một văn hoá công nhận công bằng.
III. Các biểu hiện của văn hoá công nhận
Các biểu hiện của văn hoá công nhận tại công ty có thể được thấy qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ hành động của lãnh đạo đến tương tác giữa nhân viên và cách thức làm việc trong tổ chức.
1. Các ý tưởng mới luôn được ghi nhận
Một trong những biểu hiện rõ nhất của văn hoá công nhận chính là luôn nảy sinh nhiều ý tưởng mới. Những ý tưởng luôn được ghi nhận cho những đóng góp của mình, dù là nhỏ nhất. Họ được khuyến khích để sáng tạo, khi những ý tưởng của họ được ghi nhận và khen ngợi.
Lãnh đạo doanh nghiệp này thường tạo một môi trường khuyến khích nhân viên thể hiện ý tưởng mới của mình. Có thể là các cuộc thi hoặc phần thường cho những ý tưởng mới, góc sáng tạo… Tuyệt nhiên những ý tưởng đó sẽ được đánh giá dựa trên những giá trị mang đến doanh nghiệp. Điều này giúp nhân viên cảm thấy tự tin và có khí thế để chia sẻ các ý tưởng mới của họ.
2. Tôn trọng và đối xử công bằng
Các chính sách và quy trình luôn được doanh nghiệp đưa ra một cách công khai và minh bạch. Một cách để thể hiện sự tôn trọng và đối xử công bằng đó là đưa ra các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân viên, giúp họ có thể phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng làm việc của mình.
Là một môi trường không có sự thiên vị, tất cả được đánh giá dựa trên năng lực và cống hiến. Việc đánh giá hiệu suất làm việc sẽ dựa trên những số liệu và giá trị mang đến cho công ty. Các cuộc đánh giá luôn được tiến hành theo quy trình rõ ràng và minh bạch để đảm bảo tính công bằng và khách quan.Tôn trọng trước những mong muốn và nhu cầu của nhân viên, hạn chế tối đa hết mức việc chỉ lãnh đạo là đúng.
3. Phần thưởng xứng đáng
Việc cung cấp phần thưởng xứng đáng cho nhân viên giúp tăng động lực và cảm giác hạnh phúc trong công việc. Phần thưởng có thể là tiền thưởng, tăng lương, hoặc các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm sức khỏe, đào tạo nâng cao năng lực, và các chế độ nghỉ phép linh hoạt.
Một công ty có văn hoá công nhận tốt sẽ thường xuyên đưa ra phần thưởng xứng đáng để động viên nhân viên. Tuy nhiên, điều này đảm bảo rằng nhân viên cảm thấy công bằng và được coi trọng, từ đó tăng sự tận tụy và cống hiến của họ đối với công ty.
4. Nhân viên không cảm thấy thiệt thòi, quá tải
Điều này có nghĩa là nhân viên được đối xử tốt, đúng mức công việc của mình và nhận được đúng giá trị của công sức và đóng góp của họ. Trong một văn hoá công nhận, các nhân viên không bị áp lực về mặt thời gian hoặc không phải vượt quá năng lực của mình để hoàn thành công việc. Họ cũng không bị đối xử không công bằng hoặc bị coi thường về năng lực hoặc thành tích của mình.
Ngoài ra, văn hoá công nhận cũng tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nhân viên được khuyến khích để có sự cân bằng trong cuộc sống cá nhân và chuyên môn, không bị áp lực về mặt thời gian hoặc làm việc quá sức.
IV. Lưu ý khi xây dựng văn hoá công nhận tại Việt Nam
1. Tạo nền tảng về tầm quan trọng của văn hoá công nhận
Một số doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của văn hoá công nhận. Họ chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc này đối với xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo sức khỏe tinh thần nhân sự.
Đối với nhiều doanh nghiệp hiện tại vẫn giữ quan điểm là thuận mua vừa bán vậy nên họ thường xem đó là lẽ đương nhiên mà nhân viên phải làm. Chính nhân viên cũng nghĩ mình chỉ cần là đủ là được, không cần cống hiến thêm.
Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần đưa văn hoá công nhận vào trong kế hoạch chiến lược phát triển và giáo dục nhân viên về ý nghĩa của nó. Lãnh đạo doanh nghiệp cần truyền cảm hứng và cam kết xây dựng một văn hoá công nhận vững mạnh.
2. Khó khăn trong việc thay đổi tư duy
Việc thay đổi tư duy và hành vi của nhân viên là một thách thức lớn khi xây dựng văn hoá công nhận. Khó khăn này có thể bắt nguồn từ việc nhân viên quen thuộc với các hành vi và tư duy cũ. Họ thường so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp kia dẫn đến nhiều sự khúc mắc với doanh nghiệp.
Điều này cần thời gian để thay đổi tư duy của họ. Phải cho nhân viên thấy được lợi ích mà họ nhận được khi duy trì văn hoá công nhận trong công ty. Những sự tích cực mà văn hoá công nhận mang lại cho họ.
3. Khác biệt về thế hệ nhân viên
Điều này có thể dẫn đến sự khác nhau trong cách tiếp cận công việc và kỳ vọng đối với sự công nhận. Nhiều nhân viên trẻ thường mong muốn nhận được sự phản hồi liên tục và nhanh chóng từ cấp trên. Trong khi những nhân viên lớn tuổi hơn có xu hướng trân trọng sự ổn định và cam kết dài hạn từ công ty.
Doanh nghiệp nên đảm bảo rằng các tiêu chuẩn đánh giá công việc và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động được truyền đạt một cách rõ ràng cho tất cả các nhân viên. Doanh nghiệp cũng nên một chính sách công nhận phù hợp với các thế hệ khác nhau của nhân viên, bao gồm việc đưa ra sự phản hồi và hỗ trợ cho các nhân viên trẻ tuổi và đưa ra các cơ hội phát triển dài hạn cho những nhân viên lớn tuổi hơn.