CÁCH GIÚP NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Cách giúp các nhà lãnh đạo xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực.

Lãnh đạo là người có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định về văn hoá doanh nghiệp. Họ là những người ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra văn hoá tích cực cho doanh nghiệp. Vậy văn hóa doanh nghiệp có tác động đến những quyết định, hành vi của lãnh đạo hay không? Lãnh đạo nên làm thế nào để tạo nên văn hoá doanh nghiệp tích cực?

VĂN HOÁ LÃNH ĐẠO LÀ GÌ

Xoay quanh văn đề văn hoá doanh nghiệp, trải nghiệm nhân viên, văn hoá học tập… Tất tần tật những vấn đề liên quan đến văn hoá doanh nghiệp. Người ta thường tập trung thảo luận về mối quan hệ của lãnh đạo và nhân viên. Chúng ta cũng luôn chăm chăm vào hoạt động để lãnh đạo hiểu nhân viên. Ngược lại là những hoạt động, thông điệp để nhân viên chung hướng đi với lãnh đạo.

Tuy nhiên, một trong những khía cạnh quan trọng khác lại thường bị bỏ qua. Đó chính là văn hoá lãnh đạo, cách mà các nhà lãnh đạo đối xử với nhau. Nó là cách lãnh đạo, quản lý tương tác với nhau, làm việc, cư xử…. để đưa ra những quyết định tối ưu nhất. Văn hoá lãnh đạo như một tấm gương. Nó sẽ lan truyền cấp trên xuống cấp dưới và ảnh hưởng đến những nhân viên khác trong tổ chức/ doanh nghiệp.

Các nhà lãnh đạo cần nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt là hiểu bản thân mình có vai trò to lớn trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Các nhà phát triển cũng cần phải phát triển và có môi trường tốt nhất để họ làm việc hiệu quả. Chỉ khi văn hoá lãnh đạo lành mạnh, tích cực mới tạo nên văn hóa doanh nghiệp phù hợp.

Các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng phương pháp, phong cách lãnh đạo của mình như thế nào để có thể tạo nên mô hình văn hoá lãnh đạo tích cực. Văn hoá lãnh đạo tích cực là khi bạn nhận thấy nhân viên ủng hộ mình, bạn không còn quan tâm quá nhiều những tiểu tất. Nhiều nhà lãnh đạo hiện tại thậm chí còn bỏ qua quá trình, họ để cho nhân viên tự do sáng tạo. Văn hóa lãnh đạo tích cực sẽ kết nối nội bộ và phát triển kỹ năng lãnh đạo. Bằng cách này, họ truyền bá văn hóa lãnh đạo. Không có khoảng cách quá xa giữa lãnh đạo và nhân viên.
Ngược lại văn hoá lãnh đạo theo kiểu cố hữu, bảo thủ, thiếu sự trao quyền. Sẽ làm nên môi trường văn hóa tiêu cực, không có sự kết nối và liên kết giữa mọi người. Thậm chí ban lãnh đạo còn bất đồng quan điểm và đổi lỗi cho người quyết định.

HÌNH ẢNH LÃNH ĐẠO GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Dù muốn hay không thì nhiều nhà lãnh đạo cũng phải thừa nhận rằng. Một số nhân viên đến với công ty đi làm vì yêu doanh nghiệp, yêu thương hiệu của doanh nghiệp đó. Và sau đó hạ ra đi chính là vì đồng nghiệp và sếp của mình. Vậy văn hoá lãnh đạo có gắn liền với văn hóa doanh nghiệp không. Và văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến lãnh đạo hay ngược lại.Cách giúp các nhà lãnh đạo xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực.

Đối với một số nhân viên, lãnh đạo dường như đã trở thành một hình tượng mà họ muốn hướng đến. Đối với những nhân viên này, trở thành một lãnh đạo như sếp của mình là điều hàng ngày họ luôn cố gắng.

Văn hóa của một tổ chức được hình thành và phát triển dưới sự ảnh hưởng quan trọng của nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo tốt không chỉ tạo ra văn hóa, mà còn trở thành hình mẫu và định hướng cho nhân viên. Họ sẽ xác định các giá trị cốt lõi, thiết lập quy tắc và phương pháp làm việc. Họ hỗ trợ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và vui vẻ.

Phong cách lãnh đạo và những hành vi của họ sẽ gắn bó với văn hoá doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có văn hóa tích cực sẽ gắn liền với nhà lãnh đạo biết trao quyền. Đồng thời sẽ là những nhà lãnh đạo thân thiện, luôn lắng nghe nhân viên. Ngược lại những nhà lãnh đạo chuyên quyền, quản lý đến từng tiểu tiết sẽ ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Nhân viên sẽ cảm thấy không thoải mái và thậm chí là ngột ngạt khi đi làm. Vậy nên câu nói “bán mình cho Tư bản” nghe thì có vẻ bông đùa nhưng đầy sự oán trách của nhân viên.

Bằng cách thể hiện những giá trị và tôn vinh văn hóa công ty. Các nhà lãnh đạo sẽ thu hút nhân viên tiềm năng và xây dựng hình ảnh tích cực với khách hàng, đối tác. Sự gắn kết của nhà lãnh đạo với văn hóa tổ chức sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của công ty.

NHỮNG ĐIỀU GIÚP NHÀ LÃNH ĐẠO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1. Xây dựng thương hiệu cá nhân gắn liền với giá trị doanh nghiệp

Bằng cách tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ và đáng tin cậy. Các nhà lãnh đạo sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao văn hóa doanh nghiệp trong công ty. Khi nhà lãnh đạo xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên giá trị doanh nghiệp, họ trở thành một hình mẫu sống động cho toàn bộ tổ chức. Hành động và quyết định của họ đều phản ánh sự tương thích với giá trị và mục tiêu của công ty. Nhân viên sẽ nhìn thấy sự nhất quán giữa lời nói và hành động của nhà lãnh đạo.Thương hiệu cá nhân của nhà lãnh đạo cũng có thể truyền tải giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp. Điều này có thể tạo động lực và cảm hứng cho nhân viên. Bằng cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tạo cơ hội phát triển, họ khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và đóng góp của nhân viên. Nhân viên sẽ cảm nhận được sự tận tụy và đồng hành từ nhà lãnh đạo, và sẽ đóng góp mạnh mẽ vào việc phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Cách giúp các nhà lãnh đạo xây dựng văn hoá doanh nghiệp tích cực.
2. Thúc đẩy văn hoá công nhận và trao quyền

Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách thúc đẩy sự trao quyền và công nhận với nhân viên. Hãy nên nêu lên những vấn đề về bình đẳng và đảm nhận trách nhiệm trong công việc. Hãy tin tưởng nhân viên của bạn và trao quyền cho họ. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm của nhân viên, mà còn có thể có tác động lớn việc xây dựng môi trường làm việc tích cực.

Hãy chấp nhận sự sáng tạo trong quá trình làm việc, và đề cao năng lực của từng người. Tin tưởng và trao quyền cho nhân viên không chỉ là cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Nó là một chiến lược thông minh để xây dựng một đội ngũ tài năng và năng động. Nhà lãnh đạo thông qua việc tạo điều kiện cho sự trao quyền và công nhận, đặt nền tảng cho một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ.

3. Hãy thay đổi theo những đóng góp tích cực

Tiếp nhận và hành động dựa trên ý kiến đóng góp của nhân viên là một phương pháp quan hiệu quả giúp các nhà lãnh đạo tại ra văn hoá tích cực. Nhà lãnh đạo không chỉ cần hiểu và lắng nghe ý kiến của nhân viên. Họ cần thể hiện sự đáp ứng và hành động dựa trên những ý kiến đóng góp này.

Một cách hiệu quả để thu thập ý kiến đóng góp là kêu gọi mọi người tham gia vào quá trình thông qua mẫu khảo sát hoặc cuộc thăm dò ý kiến. Điều này tạo ra một kênh truyền thông hai chiều, cho phép nhân viên chia sẻ ý kiến, quan điểm và gợi ý của mình về văn hóa và môi trường làm việc. Tuy nhiên, việc tiếp nhận phản hồi chỉ là một bước đầu. Các nhà lãnh đạo cần phải thay đổi dựa trên những đóng góp đó. Bằng việc chọn lọc và điều chỉnh mọi thứ phù hợp.

Việc này sẽ tạo dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trở nên gắn bó và mật thiết hơn. Đây cũng là yếu tố để nhân viên tin tưởng và cảm thấy mình có vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó sẽ giúp lãnh đạo hiểu và giữ chân nhân tài hiệu quả nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *