KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC
Môi trường là việc có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến năng suất làm việc. Đặc biệt là tinh thần, sức khoẻ của nhân viên. Một môi trường làm việc tốt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân, tăng năng suất làm việc, sáng tạo và tăng cường sự hài lòng và động lực của người lao động. Vậy nên việc tạo nên một môi trường làm việc tích cực là cực kỳ cần thiết.
Được làm việc trong một môi trường tích cực là điều mà bất kỳ người làm động nào cũng mong muốn. Đó là môi trường khiến mọi người thoải mái, tạo ra sự khích lệ, cạnh tranh công bằng.
Môi trường mà giúp mọi người cảm thấy tự tin, có động lực để đi làm mỗi ngày. Ở đó họ hiểu và luôn cố gắng đóng góp tối đa cho công việc và mục tiêu chung của công ty. Đó là những biểu hiện rõ rệt của môi trường công sở văn minh, tích cực.
Ngoài ra bạn có thể thấy ở công ty đó, từ lãnh đạo đến nhân viên bé nhỏ đều vui vẻ và hoà nhã. Họ có những định hướng phát triển cá nhân rõ ràng. Các thành viên có tiếng nói riêng và họ luôn sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình.
Môi trường làm việc tích cực cũng tạo điều kiện cho sự hợp tác, giao tiếp. Đặc biệt là phản hồi thông tin giữa các thành viên. Nó tạo ra một không gian làm việc thoải mái, không áp lực và khuyến khích sự phát triển và sáng tạo. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên. Mà nó còn góp phần vào sự thành công và sự phát triển bền vững của tổ chức.
Hãy tham khảo thêm bài viết, để hiểu rõ hơn về lợi ích mà nó mang lại: https://iccsolutions.com.vn/vai-tro-cua-moi-truong-lam-viec/
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý
Cơ sở vật chất
Một trong những yếu tố hàng đầu mà doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu ý là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất được hiểu là những phương tiện được sử dụng cho công việc. Nó bao gồm các đồ vật, trang thiết bị, không gian làm việc… Ví dụ như máy tính, bàn làm việc, không gian nghỉ ngơi, màn hình chiếu, máy in… Những thứ trên đều là những vật dụng có ở các công ty/ tổ chức ở ngành nghề bất kỳ.
Cơ sở vật chất hợp lý và chuyên nghiệp không chỉ giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái. Mà nó còn góp phần hỗ trợ công việc thuận lợi hơn, hiệu suất làm việc của nhân viên.
Tác động từ lãnh đạo
Lãnh đạo thường là nguồn động lực và sự gương mẫu cho nhân viên. Họ là những người truyền cảm hứng và khích lệ nhân viên để đạt được mục tiêu cá nhân và tổ chức. Vậy nên mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là cực kỳ quan trọng.
Đặc biệt là với những nhân lực chưa có nhiều kinh nghiệm thì lãnh đạo ảnh hưởng cực kỳ lớn. Cách lãnh đạo đối xử với nhân viên và những quyết định về chính sách, đãi ngộ, văn hoá doanh nghiệp.. sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực. Đôi khi chính người lãnh đạo cũng là lý do để một nhân viên rời bỏ công việc đấy nhé.
Chế độ đãi ngộ và lộ trình thăng tiến
Dù có như thế nào chúng ta cũng không thể bàn cãi được việc lương và thưởng là một trong những yếu tố mà nhân sự quan tâm. Việc đưa ra mức lương, thưởng một cách hợp lý và công tâm sẽ là điều khiến cho môi trường làm việc tốt hơn. Nó tạo nên môi trường làm việc công tâm và đảm bảo về phúc lợi cho nhân viên.
Khi thành quả công việc được công nhận, họ cảm thấy những gì họ bỏ ra là xứng đáng. Thì sẽ tạo nên môi trường làm việc hứng khởi. Gia tăng động lực và sự cạnh tranh lành mạnh. Từ đó xây dựng môi trường làm việc tích cực và gắn bó.
Mối quan hệ trong công ty
Đây là mấu chốt cần lưu ý chính là mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau, giữa lãnh đạo với nhân viên. Chúng ta vẫn thường nghe những cụm từ “bè cánh”, “ma cũ bắt nạt ma mới”, “bài xích” ở công ty. Mối quan hệ tốt giữa các nhân viên đồng sẽ được xây dựng dựa trên việc giao tiếp và tinh thần đồng đội. Tinh thần làm việc nhóm, hỗ trợ và chia sẻ sẽ giúp nhân viên gắn bó và nâng đỡ cùng nhau tiến bộ. Dù ở doanh nghiệp nào, giai đoạn nào thì đoàn kết cũng sẽ là sức mạnh.
CÁCH TẠO NÊN MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TÍCH CỰC
Đầu tư vào trải nghiệm nhân viên
Trải nghiệm nhân viên một trong những điều mà doanh nghiệp nào cũng nên chú trọng. Không chỉ đầu tư trải nghiệm cho các nhân viên đang làm việc tại công ty. doanh nghiệp cần chú ý đến cả trải nghiệm của ứng viên. Đầu tư vào onboarding một cách tỉ mỉ. Bởi vì ấn tượng ban đầu lúc nào cũng là điều quan trọng.
Hãy để cho những người mới hay đã gắn bó hiểu các giá trị của công ty. Có như vậy thì tinh thần đồng đội và các giá trị bạn đang xây dựng mới có sự liên kết chặt chẽ. Tránh việc một mắt xích mới có thể làm đứt cả một sợi dây.
Làm mới không gian làm việc
Văn phòng thoáng đãng, trang trí bắt mắt sẽ tác động đến tinh thần làm việc của nhân viên. Xây dựng môi trường làm việc sạch sẽ, thiết kế bắt mắt đầy tiện nghi sẽ cải thiện năng suất của nhân viên. Ví dụ như mùa hè này mà điều hoà mát lạnh cùng với mùi thơm thoang thoảng của bạc hà sẽ tạo cho nhân viên tinh thần sảng khoái làm việc.
Nếu có thể hãy tạo ra khu vực nghỉ ngơi và thư giãn cho nhân viên. Với quy mô lớn hơn, chúng ta có thể học tập FPT sẽ có lớp yoga, quán nước.. Điều quan trọng là hãy tạo cho họ nhiều sự mới mẻ, đầu tư nơi làm việc như chính căn nhà của mình.
Chú trọng giao tiếp nội bộ
Giao tiếp với nhân viên là một nhiệm vụ không thể thiếu để tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Nhưng giao tiếp hiệu quả không phải ai cũng làm tốt. Đặc biệt là khi chúng ta không làm chủ được cảm xúc của mình. Hãy sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau để tăng hiệu quả giao tiếp.
Ví dụ, bạn có thể tổ chức một cuộc họp và sử dụng trò chơi “Thật hay Thách “. Mỗi người lần lượt được đặt câu hỏi và có thể chọn trả lời một câu hỏi “Sự thật” hoặc nhận một “Thách thức” nhỏ. Chẳng hạn như hát một đoạn nhạc hay nhảy một điệu nhảy ngớ ngẩn. Điều này không chỉ làm cho buổi họp trở nên thú vị mà còn giúp nhân viên cảm thấy thoải mái hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra một bảng gợi ý “Gửi cho Quản lý” nơi nhân viên có thể viết ý kiến, đề xuất. Hãy đảm bảo sếp đọc và phản hồi trên bảng một cách thoải mái. Ví dụ, nếu một nhân viên đề xuất một ý tưởng thú vị, bạn có thể viết phản hồi: “Cảm ơn anh/chị A vì đã đề xuất ý tưởng này! Sếp đang xem xét hãy kiên nhẫn chờ đợi phản hồi một chút nhé!”
Bằng cách làm cho giao tiếp trở nên thú vị. Bạn không chỉ tạo ra một môi trường làm việc tích cực mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tăng cường tinh thần đồng đội. Hãy thể hiện rằng bạn luôn lắng nghe và trở thành một người đồng hành đáng tin cậy với cấp dưới của mình.
Hãy công khai, minh bạch trong tất cả mọi thứ
Để thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực, chúng ta cần công khai minh bạch về các quy định, chính sách và khen thưởng. Điều này đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức đều có được thông tin rõ ràng và công bằng. Từ đó tạo nên một sân chơi công bằng, cạnh tranh lành mạnh.
Chúng ta có thể tạo ra một môi trường công khai bằng cách đưa ra các quy định, chính sách và quy trình làm việc một cách rõ ràng và dễ hiểu. Cung cấp tài liệu hướng dẫn và đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều có thông tin cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Ngoài ra, việc công khai và minh bạch về các khen thưởng là một cách tuyệt vời để động viên và đánh giá cao những đóng góp của nhân viên. Ví dụ như bảng vinh danh hoặc buổi gặp gỡ công bố, giúp tạo ra sự công nhận và khích lệ cho những nỗ lực xuất sắc. Điều này không chỉ tạo động lực cho nhân viên được vinh danh mà còn gửi thông điệp rằng công ty quan tâm và đánh giá cao những nỗ lực của họ.