GAMIFICATION LÀ GÌ? ỨNG DỤNG GAMIFICATION

Gamification ứng dựng trong hoạt động truyền thông nội bộ

Gamification là phương pháp sử dụng các yếu tố của trò chơi để tăng cường sự tham gia và tương tác của người dùng. Khi áp dụng gamification vào truyền thông nội bộ của doanh nghiệp, nó có thể giúp tăng cường sự tham gia. Đồng thời tăng cường tương tác của nhân viên. Giúp tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận trong tổ chức.

I. Gamification là gì

1. Gamification

Phương pháp Gamification là một cách tiếp cận khác biệt. Trong Gamification các yếu tố và nguyên tắc trò chơi được sử dụng để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn hơn.

Gamification là quá trình tích hợp trò chơi vào ứng dụng trên website, cộng đồng trực tuyến, ứng dụng doanh nghiệp,…Nhằm mục đích thu hút tương tác nhiều hơn từ phía người chơi. 

Gamification là việc ứng dụng các thành phần của game vào các lĩnh vực tưởng chừng như không thể. Điển hình như marketing, product design, xây dựng văn hóa doanh nghiệp… Gamification áp dụng tính cạnh tranh, điểm, luật chơi. Nó khuyến khích hàng động thông qua phản hồi tích cực của người chơi.

Hiểu đơn giản hơn, gamify là ứng dụng cơ chế của game (các cơ chế thường gặp như: xếp hạng, nhiệm vụ, huy hiệu, giải thưởng…). Đưa chúng vào các hoạt động phi trò chơi: marketing, truyền thông, giáo dục, văn hoá,… Để tạo động lực giúp người tham gia hoàn thành các mục tiêu đặt ra.

Khi đưa các yếu tố trò chơi vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giảng dạy, quảng cáo,… Trải nghiệm của học viên, nhân viên, khách hàng sẽ trở nên cuốn hút hơn.

2. Ví dụ ứng dụng thành công 

Một ví dụ gamification đã được ứng dụng thành công. Đó chính là ứng dụng fitness Strava. Đây là một ứng dụng theo dõi hoạt động thể dục thể thao. Nó cho phép người dùng ghi lại các hoạt động và theo dõi tiến trình của mình qua thời gian.

Ứng dụng Strava sử dụng các yếu tố gamification như bảng xếp hạng, thực hiện nhiệm vụ, và tích lũy điểm số. Những điều đó để kích thích người dùng tham gia và cải thiện hoạt động của mình.

Người dùng có thể tham gia các cuộc thi thể thao và cạnh tranh với nhau trên bảng xếp hạng. Hoàn thành các thử thách như chạy bộ, đạp xe trong một khoảng thời gian nhất định. Người chơi sẽ  nhận được các thưởng và đạt được các mục tiêu cá nhân.

Kết quả, Strava đã trở thành một trong những ứng dụng theo dõi hoạt động thể dục thể thao phổ biến nhất thế giới. Với hơn 70 triệu người dùng. Nó được đánh giá cao về trải nghiệm người dùng và hiệu quả kích thích người dùng tham gia cải thiện sức khỏe của mình.

II. Ưu nhược điểm của ứng dụng gamification vào truyền thông nội bộ

1. Ưu điểm 

Gamification chủ yếu sẽ đánh vào cảm xúc của nhân viên và khơi dậy động lực trong họ. Vậy nên chúng ta có thể áp dụng Gamification vào nhiều phương diện.

  • Nâng cao quá trình đào tạo .Học viên sẽ yêu thích Gamification vì nó tạo ra yếu tố giải trí trong việc học tập. Từ đó khiến những kiến thức khô khan, nghiêm túc trở nên thoải mái. Cũng như được tiếp nhận một cách tự nhiên.
  • Tăng cường sự tương tác của nhân viên. Gamification có thể tạo ra trải nghiệm thú vị, Khi nhân viên tham gia các hoạt động truyền thông nội bộ. Điều này có thể giúp gia tăng sự tham gia và tương tác của nhân viên.

  • Cải thiện hiệu quả công việc. Gamification có thể khuyến khích nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ. Từ đó đạt được các mục tiêu công việc một cách hiệu quả hơn. Khi được cung cấp các phần thưởng và đánh giá thường xuyên, nhân viên sẽ có động lực và tập trung hơn trong công việc của mình. Ưu điểm Gamification
  • Tăng cường đồng thuận và sự hiểu biết trong tổ chức. Gamification giúp tăng cường gắn bó và sự thấu hiểu với tổ chức. Nó giúp nhân viên hiểu rõ hơn về các thông điệp nội bộ để họ hiểu các giá trị và mục tiêu của tổ chức.
  • Tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Gamification sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực bằng cách giúp nhân viên gắn kết và hỗ trợ nhau trong công việc. Điều này  giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển cá nhân.

2. Nhược điểm 

Mặc dù ứng dụng gamification vào truyền thông nội bộ có nhiều ưu điểm. Nhưng cũng có một số hạn chế các chuyên viên truyền thông nội bộ cần quan tâm: 

  • Gamification có thể kích thích động lực nhưng chỉ là động lực ngắn hạn hoặc thu hút bằng sự mới mẻ ban đầu. Nó sẽ không đảm bảo cho việc nhân viên tiếp tục tham gia và tương tác với các hoạt động truyền thông nội bộ dài. 
  • Khi sử dụng gamification trong truyền thông nội bộ,nếu việc phân chia phần thưởng hoặc xếp hạng có vấn đề. Ví dụ như chưa công bằng, thiếu minh bạch.  Nhân viên có thể cảm thấy bất hợp lý và nghi ngờ gamification của doanh nghiệp.
  • Chuyên viên truyền thông nội bộ  phải đối mặt với việc tạo ra sự mới mẻ và nội dung sáng tạo để có thể kích thích nhân sự.

III. Cách áp dụng Gamification vào truyền thông nội bộ

Bước 1: Xác định mục tiêu

Bước đầu tiên cho tất cả mọi hoạt động đều phải là xác định, thiết lập mục tiêu của hoạt động đó. Để ứng dụng Gamification vào hoạt động truyền thông nội bộ một cách hiệu quả nhất. Doanh nghiệp cần xác định rõ việc ứng dụng này có phù hợp với định hướng của doanh nghiệp không?

Sau đó, doanh nghiệp sẽ thiết lập một số mục tiêu cụ thể, ví dụ như: 

  • Nhằm tăng cường sự tương tác và gắn bó của nhân viên trong công ty.
  • Khuyến khích nhân viên phát triển năng lực chuyên môn đồng thời thúc đẩy tinh thần cạnh tranh bằng cách đánh giá xếp hạng và phần thưởng.
  • Qua Gamification để nhân viên nâng cao kiến thức chuyên môn một cái tự nhiên. Đào tạo bằng những trò chơi kiến thức.

Bước 2: Chọn phương tiện

Phương tiện gamification là những công cụ được đưa vào để tạo ra các trò chơi và hoạt động thú vị. Dưới đây là một số phương tiện gamification thường được sử dụng trong truyền thông nội bộ:Các phương tiện của Gamification

1. Game 

Game là một phương tiện gamification khá  phổ biến để tạo ra hoạt động giải trí thú vị. Các game có thể được thiết kế để tương tác trực tiếp với các thông tin truyền thông nội bộ, ví dụ như hỏi đáp, bảng xếp hạng hoặc các câu hỏi trắc nghiệm. Game cũng có thể được thiết kế để thúc đẩy tinh thần cạnh tranh giữa các nhân viên và tạo ra các phần thưởng và ưu đãi cho người chơi thành công.

2. Bảng xếp hạng

Bảng xếp hạng là một phương tiện gamification khác được sử dụng để tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhân viên. Các bảng xếp hạng có thể được sử dụng để theo dõi các thành tích của các nhân viên trong các hoạt động như tham gia cuộc thi, hoàn thành các nhiệm vụ hoặc đóng góp ý kiến. Nó có thể được thiết kế để cập nhật liên tục và tạo ra các thông báo khi có sự thay đổi trong xếp hạng.

3. Tích điểm 

Hệ thống tích điểm là một phương tiện gamification được sử dụng để đánh giá và theo dõi các hoạt động của nhân viên, cung cấp điểm cho những hoạt động đó. Các điểm có thể được tích lũy và đổi lấy các phần thưởng hoặc ưu đãi trong tổ chức. Nó cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động. Ví dụ như tham gia khóa đào tạo, viết bài viết, đóng góp ý kiến hoặc đóng góp ý tưởng.

4. Cuộc thi 

Cuộc thi là một phương tiện gamification được sử dụng để tạo động lực cho nhân viên tham gia và cạnh tranh. Các cuộc thi có thể về một vấn đề nào đó của doanh nghiệp. Hoặc về chương trình đào tạo để kiểm tra năng lực của nhân viên.

Bước 3: Thiết kế và triển khai hoạt động 

Sau khi đã chọn được phương tiện gamification. Bước tiếp theo là thiết kế và triển khai hoạt động gamification. 

  • Thiết kế các yếu tố gamification

Các yếu tố gamification bao gồm các thành phần như điểm số, cấp độ, bảng xếp hạng, thành tích, bản đồ, phần thưởng… Các yếu tố này được thiết kế để tạo ra sự thú vị và tạo động lực cho người chơi. Đòng thời cung cấp các phần thưởng cho người chiến thắng.

  • Tạo nội dung gamification

 Sau khi thiết kế các yếu tố gamification. Cần phải tạo ra các nội dung gamification phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp thiết lập. Các nội dung gamification có thể bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm, kiến thức chuyên môn, hoạt động nhóm, viết blog, chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, tham gia các cuộc thi, hoặc giải đố.

  • Điều chỉnh và cập nhật hoạt động gamification.

 Sau khi triển khai hoạt động gamification. Cần phải thường xuyên điều chỉnh và cập nhật hoạt động. Điều này nhằm đảm bảo rằng nó đang hoạt động hiệu quả và mang lại kết quả mong muốn. Các thông tin phản hồi từ người chơi cũng cần được lắng nghe và sử dụng để cải thiện gamification.

Bước 4: Thiết lập hệ thống tính thưởng

Thiết lập hệ thống thưởng. Một trong những yếu tố quan trọng của gamification là hệ thống thưởng. Hệ thống này nhằm khích lệ và thúc đẩy người chơi tham gia và hoàn thành hoạt động gamification. 

Tiếp theo, cần xác định các mức độ thưởng khác nhau để đánh giá. Cũng như thưởng cho những người chơi với thành tích khác nhau. Ví dụ, các mức độ thưởng có thể bao gồm: thẻ nhận xét tích cực, bảng xếp hạng, giải thưởng, phần thưởng tiền mặt, quà tặng.

Các tiêu chí thưởng cần được thiết lập công bằng. Đảm bảo rằng những người chơi đạt được những thành tích mong muốn sẽ được thưởng. Các tiêu chí thưởng cơ bản như:  hoàn thành các nhiệm vụ, đóng góp ý kiến. Hay hoàn thành khóa học đào tạo hoặc đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Hãy tạo ra các phần thưởng hấp dẫn. Các phần thưởng sẽ là động lực lớn nhất cho nhân viên. Các phần thưởng có thể bao gồm các phần thưởng vật chất: tiền mặt,sách, quà tặng, phiếu mua hàng. Hay các phần thưởng ảo:  huy hiệu, kỹ năng…..

Lưu ý: Nên công khai phần thường và tiêu chí để tăng tính công bằng và minh bạch cho hoạt động

Bước 5: Đo lường kết quả

Bám sát và theo dõi hoạt động gamification là việc cực kỳ cần thiết. Bạn cần liên đục đo lường hiệu quả của hoạt động để điều chỉnh nếu cần thiết. Bạn cũng cần đánh giá hoạt động gamification định kỳ để đảm bảo rằng chúng đang đáp ứng mục tiêu của bạn. 

Cần phải theo dõi các thống kê và báo cáo liên quan đến hoạt động gamification. Từ đó hiểu rõ hơn mức độ hưởng ứng và tương tác của nhân viên. Các thống kê và báo cáo này bao gồm số lần đăng nhập, số điểm đạt được, số lượt chơi và nhiều hơn nữa. Giúp bạn dễ dàng đối chiếu kết quả và thay đổi khi cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *