Văn hoá doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành bại của một tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quá trình chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp và khi nào thì cần phải chuyển đổi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào 4 giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp, khi hiểu rõ về các giai đoạn này, bạn sẽ có nắm vững quá trình chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp và áp dụng những kiến thức này để xây dựng một tổ chức/doanh nghiệp mạnh mẽ, đổi mới và phát triển. Hãy cùng khám phá những điều thú vị trong bài viết này!
I. Văn hoá doanh nghiệp là gì
Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó không chỉ định hướng cho cách thức hoạt động và phát triển của một tổ chức, mà còn ảnh hưởng đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên.
Văn hoá doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, quan niệm, thái độ, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp và các hành vi của các thành viên trong tổ chức/doanh nghiệp. Nó tạo ra một bộ khung cho hoạt động và quyết định của doanh nghiệp, đồng thời còn tác động đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên.
Văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong thành công của một tổ chức. Nó tạo nên một tấm áo nhận diện cho doanh nghiệp và cũng là trụ cột vững chắc để mỗi nhân viên có thể phát triển và đóng góp cho sự thành công chung của tổ chức.
- Xác định nhận diện thương hiệu: Văn hoá doanh nghiệp là một tấm áo nhận diện của doanh nghiệp đối với bên ngoài, giúp xác định nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và tạo niềm tin cho khách hàng và cộng đồng.
- Tạo môi trường làm việc tích cực: Văn hoá doanh nghiệp hỗ trợ tạo ra một môi trường làm việc tích cực,vui vẻ, khuyến khích sự phát triển và trưởng thành của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Điều này giúp tăng cường sự đoàn kết và tinh thần đồng đội giữa các nhân viên, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thúc đẩy hành vi và quyết định trong công việc: Văn hoá doanh nghiệp sẽ thúc đẩy c hành vi và quyết định của các thành viên trong tổ chức/doanh nghiệp. Nó giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động và quyết định đều phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Tạo niềm tin và sự tín nhiệm: Văn hoá doanh nghiệp giúp đảm bảo sự minh bạch, trung thực và công bằng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp gây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm từ khách hàng, đối tác và cộng đồng. Đồng thời đảm bảo sự minh bạch, trung thực và công bằng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Tăng cường giao tiếp giữa các thành viên: Văn hoá doanh nghiệp giúp tăng cường sự hiểu biết và tương tác giữa các bộ phận và thành viên trong tổ chức, đồng thời giúp giảm thiểu xung đột, cải thiện giao tiếp và hiệu quả làm việc.
- Tạo dấu ấn khác biệt và cạnh tranh: Văn hoá doanh nghiệp giúp tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp tạo được giá trị đặc biệt và thu hút khách hàng, đồng thời giúp giữ chân và phát triển nhân viên tài năng.
Tuy nhiên, để xây dựng một văn hoá doanh nghiệp tốt không hề dễ dàng. Cần có sự quan tâm và nỗ lực của toàn bộ nhân viên trong tổ chức, đặc biệt là lãnh đạo. Lãnh đạo phải đưa ra một tầm nhìn rõ ràng về văn hoá doanh nghiệp và truyền tải thông điệp đó cho toàn bộ nhân viên. Họ cũng cần tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để khuyến khích sự phát triển và trưởng thành của từng cá nhân.
III. Tại sao phải chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp được xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh… và cần được duy trì trong thời gian dài. Vậy tại sao phải chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp mà mình đã cố gắng củng cố và phát triển từ đầu. Chuyển đổi ở đây không phải thay đổi tất cả mà là thay đổi những gì cần thay đổi. Văn hoá doanh nghiệp cần phải liên tục được củng cố, phát triển và bắt kịp với cập nhật của thời đại.
Trong quá trình phát triển sự ảnh hưởng của xã hội khiến con người luôn phải thích nghi và thay đổi để tồn tại. Tương tự, văn hoá doanh nghiệp cũng cần phải thích nghi và thay đổi để phù hợp với những yếu tố bên ngoài như dịch bệnh, xu hướng thị trường hay công nghệ phát triển.Trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp cần phải thay đổi văn hoá của mình để đáp ứng các nhu cầu và thách thức của kinh doanh hiện đại. Do đó, việc định hình và duy trì văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, thích ứng và sáng tạo là vô cùng quan trọng.
IV. Các giai đoạn chuyển đổi văn hoá doanh nghiệp
Giai đoạn 1: Xác định văn hoá doanh nghiệp của bạn
Xác định và làm rõ lại mục đích, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và thương hiệu của doanh nghiệp của bạn. Bởi vì văn hoá là duy nhất, riêng biệt đối với từng tổ chức/ doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên mục đích, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, vậy nên việc xác định và làm rõ lại là bước cực kỳ quan trọng và phải chú ý thực hiện đầu tiên.
Đối với các công ty chưa có văn hóa doanh nghiệp hay văn hoá doanh nghiệp còn mơ hồ thì điều này khá dễ dàng. Chỉ cần xác định cái gì mình đang có và có nên giữ lại nó hay không. Hoặc bạn hoàn toàn có thể làm một công cuộc xác định và làm rõ lại từ con số 0. Với các công ty lớn hay doanh nghiệp đã xây dựng lâu năm, hãy xem xét và phân tích những khía cạnh tích cực của văn hoá doanh nghiệp sẵn có. Đồng thời phân tích những kết quả mục đích trong tương lai để xây xác định và lựa chọn mọi thứ phù hợp.
Giai đoạn 2: Phổ biến đến nhân viên của bạnTạo nhận thức, sự thấu hiểu, niềm tự hào và lòng tin chung giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên trong công ty dù là vị trí nhỏ nhất.Khi nhân viên của bạn hiểu hiểu văn hoá doanh doanh nghiệp của nơi mà họ lựa chọn làm việc và gắn bó bất kể là bao lâu thì doanh nghiệp của bạn đã thành công đến 60 phần trăm trong việc giữ chân nhân tài. Sự thấu hiểu về văn hoá doanh nghiệp nơi họ làm việc sẽ ảnh hưởng đến phần lớn quyết định và hành động của nhân viên, họ có thể tin tưởng tuyệt đối vào nó và xem nó như kim chỉ nam trong công việc hàng ngày. Văn hoá doanh nghiệp sẽ trở nên khó hiểu khi các phòng ban truyền đạt những thông điệp khác nhau đến nhân viên. Hay chỉ cần một vài nhân viên không hiểu rõ có thể sẽ dẫn đến nhiều nhân viên hiểu chưa đúng về văn hoá doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có những chương trình, cuộc đối thoại thường xuyên với nhân viên để phổ biến các giá trị trên.
Cái khó ở đây không phải là phổ biến cho nhân viên mà là làm cho nhân viên của bạn hiểu rõ văn hoá doanh nghiệp để lan truyền và cùng một điểm đến với ban lãnh đạo. Chỉ khi ban lãnh đạo và nhân viên cùng hiểu về văn hoá doanh nghiệp thì họ mới nói cùng một “ngôn ngữ”, từ đó giúp cho giao tiếp hiệu quả và ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh.
Giai đoạn 3: Thúc đẩy áp dụng văn hoá doanh nghiệpĐưa văn hoá doanh nghiệp đã xác định áp dụng vào các hành vi và công việc thực tiễn, đồng thời xem xét và điều chỉnh lại các chính sách, hệ thống và quy trình.
Văn hoá doanh nghiệp tốt nhất, phù hợp nhất không nằm trên mặt giấy, sổ tay hay thể hiện qua mặt chữ mà phải là ở chính nhân viên của bạn. Những điều này sẽ được thể hiện qua trải nghiệm nhân viên, để cho họ thân thuộc với từng trải nghiệm họ có ở công ty. Dựa vào vòng đời nhân viên, hãy xây dựng và đánh giá để thay đổi, bổng sung từ đó giữ cho các hoạt động văn hoá doanh nghiệp nhất quán và đạt hiệu quả cao nhất.
Giai đoạn 4: Duy trì văn hóa doanh nghiệp của bạn
Văn hoá doanh nghiệp không thể thay đổi trong một sớm một chiều, nó cần phải có thời gian để xây dựng trên cả một chặng đường dài. Vậy nên đừng nản lòng khi bạn chưa nhận được kết quả như mình mong muốn và cũng đừng bỏ bê khi vừa chớm nở. Doanh nghiệp cần phải nỗ lực thúc đẩy và làm giàu bản sắc văn hoá doanh nghiệp thông qua các cơ chế giám sát, trách nhiệm và củng cố liên tục. Không nên chạy nước rút mà phải duy trì và đặt niềm tin vào những thay đổi mà bạn thực hiện.
6 Ý TƯỞNG TỔNG KẾT CUỐI NĂM – YEAR END PARTY 2023
2023 đang dần khép lại. Kinh tế thế giới suy yếu kéo theo ngân sách dành cho YEP năm nay cũng có nhiều biến động
VĂN HOÁ HỌC TẬP: CÁCH XÂY DỰNG VÀ LỢI ÍCH
Văn hoá học tập là một trong những phần quan trọng đối với môi trường doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá học tập hiệu quả