KHÁM PHÁ NHỮNG MÔ HÌNH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN

Home (1)

Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thành bại của một doanh nghiệp. Với một môi trường làm việc có văn hoá doanh nghiệp tốt, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn, tăng cường tính cộng đồng, đồng thời giúp công ty thu hút và giữ chân được nhân tài.

Nhưng để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp tốt, không phải ai cũng nắm rõ quy trình. Bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp và giới thiệu tới các bạn 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp phổ biến. Việc hiểu rõ các mô hình văn hoá doanh nghiệp phổ biến sẽ giúp bạn có thể áp dụng chúng cho tổ chức của mình, tạo nên một môi trường làm việc đầy năng lượng, sáng tạo và phát triển bền vững. Bằng cách nghiên cứu và hiểu về mô hình văn hoá doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra một nền văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp và phù hợp với đặc thù của công ty của mình.

I. Văn hoá doanh nghiệp là gì

Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó không chỉ định hướng cho cách thức hoạt động và phát triển của một tổ chức, mà còn ảnh hưởng đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên.About 1

Văn hoá doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, quan niệm, thái độ, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp và các hành vi của các thành viên trong tổ chức/doanh nghiệp. Nó tạo ra một bộ khung cho hoạt động và quyết định của doanh nghiệp, đồng thời còn tác động đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên. Nó thể hiện cách mà tổ chức tương tác với nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác, và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt của tổ chức.

Một văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể giúp gắn kết nhân viên với mục tiêu, giá trị và mọi hoạt động của tổ chức. Đồng thời tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên để thể hiện tài năng của mình. Nó cũng giúp xây dựng lòng tin và tín nhiệm từ khách hàng và các bên liên quan khác, tăng cường uy tín và định vị thương hiệu của tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp không còn chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng chiến lược kinh doanh, tăng cường hiệu suất lao động và ảnh hưởng đến lợi nhuận của tổ chức/doanh nghiệp.

II. Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Nó bao gồm các giá trị, quan niệm, cách hành xử và thái độ của một doanh nghiệp và nhân viên của nó. Văn hoá doanh nghiệp tác động đến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, từ cách thức làm việc cho đến việc quản lý và phát triển nhân viên.

1. Tầm nhìn
Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên trong các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp. Bất kỳ bản sắc văn hóa doanh nghiệp phù hợp nào cũng đều bắt đầu từ mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Việc này có vẻ đơn giản nhưng nắm giữ vai trò quan trọng. Đây là “kim chỉ nang” để tạo nên giá trị c doanh nghiệp và định hướng mục tiêu kinh doanh chính xác nhất. Một nền văn hoá đẹp không thể thiếu một tầm nhìn xa và chuẩn xác.

2. Giá trị
Giá trị chính là thước đo, là tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tìm thấy giá trị của họ quanh: nhân viên, khách hàng, sự tận tâm… Mỗi doanh nghiệp sẽ có những giá trị khác nhau góp phần làm nên một văn hoá doanh nghiệp. Yếu tố giá trị có vai trò định hướng hành vi, tư duy để thực hiện hóa chiến lược.

3. Thực tiễn
Tất cả tầm nhìn, giá trị trên lý thuyết cần được hiện thực hóa bằng yếu tố thực tiễn. Và bất kể giá trị nào của doanh nghiệp, đều phải được xem xét dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực.Be Vàng Nâu Ấm Áp Trung Tính Hiện đại Tối Giản Trang Web Hồ Sơ Năng Lực Về Nhiếp Ảnh (3)

4. Con người
Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa liền mạch trong doanh nghiệp đó chính là con người. Ai sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hoá ấy, ai sẽ là người truyền tải văn hoá doanh nghiệp. Thực tiễn luôn cho thấy các nhà kinh doanh không chỉ đầu tư tìm kiếm nhân sự giỏi mà còn phù hợp với công ty.

5. Câu chuyện
Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã xây dựng cũng như xây dựng niềm tự hào trong mỗi cá nhân.

6. Môi trường làm việc
Tạo môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp chính là tạo thành trì vững chắc cho văn hoá doanh nghiệp của bạn, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự.

III. Các mô hình văn hoá doanh nghiệp

Có rất nhiều mô hình văn hoá doanh nghiệp hay trên thế giới, tuy nhiên ICC Solution sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp của bạn 4 mô hình gần như là phổ biến nhất Việt Nam hiện nay.

1. Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình (Clan Culture)

Mô hình văn hoá gia đình thường hiểu là một nhóm các thành viên có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau cùng hướng đến việc đạt được một lợi ích chung cho tất cả. Văn hóa doanh nghiệp gia đình thường phổ biến ở các doanh nghiệp phân khúc nhỏ, vừa hoặc do gia đình sở hữu. Nhân viên sẽ luôn được đánh giá cao bất kể họ thuộc cấp độ nào.

Mô hình văn hoá gia đình là một trong những mô hình khá phổ biến hiện nay. Mô hình này được áp dụng khá nhiều ở các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản… đặc biệt là ở các lĩnh vực như sản xuất, thương mại và dịch vụ.Gallery (1)

Điểm đặc chính của văn hóa doanh nghiệp thuộc mô hình gia đình là môi trường làm việc thân thiện, gắn kết, làm việc trên tinh thần bình đẳng cùng nhau hợp tác. Vậy nên đây dường như là mô hình ít có sự cạnh tranh nhất.
Mô hình này thường được xây dựng trên cơ sở các giá trị như lòng trung thành, sự đoàn kết, sự tôn trọng và sự hỗ trợ lẫn nhau trong tổ chức. Những giá trị này thường được thể hiện thông qua các hoạt động như tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ, các hoạt động team building, các khóa đào tạo nội bộ để nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Thường thì ở mô hình này những người lớn tuổi, nhân viên lâu năm sẽ là những nhà lãnh đạo và nắm giữ vị trí quan trọng trong công ty.

Mô hình văn hoá gia đình trong doanh nghiệp giúp tạo ra một môi trường làm việc đầy tình cảm và giúp tăng cường sự gắn bó, đoàn kết, cảm giác vui vẻ, năng lượng và tinh thần làm việc tích cực của nhân viên. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế, đặc biệt là khi doanh nghiệp phát triển quá lớn, mô hình văn hoá gia đình có thể không phù hợp và cần chuyển sang mô hình văn hoá thị trường để tập trung vào sự cạnh tranh và tăng trưởng. Đồng thời việc trao quyền cho nhân viên có thâm niên cũng sẽ khiến cho nhân viên trẻ bị nản chí và không có động lực cống hiến.

2. Mô hình văn hoá thị trường(Market Culture)

Văn hoá doanh nghiệp theo mô hình văn hoá thị trường là mô hình thường tập trung chính vào khách hàng và sự cạnh tranh khốc liệt để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Các doanh nghiệp theo mô hình này thường lấy khách hàng làm trung tâm của cho mọi hoạt động kinh doanh và mục tiêu của mình, các doanh nghiệp luôn cố gắng cung cấp và cải tiến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng. Đối với mô hình này, các doanh nghiệp thường đề cao giá trị đổi mới và cải tiến. Bởi vì, các doanh nghiệp này phải đầu tư vào việc cải tiến mọi sản phẩm để giảm chi phí, thời gian sản xuất và tối ưu hoá quy trình khi kinh doanh để có thể cạnh tranh với đối thủ và được khách hàng tin tưởng lựa chọn.Gallery (2)

Với sức cạnh tranh lớn và yêu cầu công việc đổi mới liên tục nên những nhà lãnh đạo thường kỳ vọng cao ở nhân viên của mình và nhân viên thì thường sẽ là những người chịu được áp lực cao. Mô hình văn hoá doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển mạnh trên thị trường, đồng thời nhân viên cũng sẽ là những người có khát vọng lớn và có ý chí với công việc. Tuy nhiên, mô hình văn hoá thị trường cũng sẽ tạo nên những áp lực không hề nhỏ trong công việc cho nhân viên. Sự cạnh tranh liên tục mà môi trường này thúc đẩy có thể tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh gay gắt, nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến môi trường làm việc độc hại.

3. Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture)

Mô hình văn hóa sáng tạo là mô hình khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp. Ban lãnh đạo trong những doanh nghiệp này thường định hướng nhân viên làm việc với sự thoải mái, dám thay đổi và bứt phá, sẵn sàng đương đầu với rủi ro. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo tự do, không ngừng học tập, đổi mới để phát huy tối đa năng lực của bản thân vậy nên môi trường làm việc đôi khi sẽ áp lực và có đề cao sự phấn đấu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung vào việc phát triển một môi trường làm việc thân thiện với sự sáng tạo, nơi mà mọi người được khuyến khích để đưa ra ý tưởng và thử nghiệm các giải pháp mới.Gallery (3)

Mô hình văn hóa sáng tạo trong doanh nghiệp đảm bảo các yếu tố như khuyến khích sự sáng tạo, tạo một môi trường linh hoạt, đa dạng và động lực cho nhân viên. Những yếu tố này giúp tạo ra một văn hóa đáng làm việc và khuyến khích các nhân viên đóng góp ý tưởng mới mà không sợ bị phản đối hoặc coi thường.Ngoài ra, một mô hình văn hóa sáng tạo trong doanh nghiệp giúp tăng cường hiệu suất lao động và giúp doanh nghiệp tiến tới thành công và phát triển bền vững. Vì vậy, việc thúc đẩy văn hóa sáng tạo trong tổ chức là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, với mô hình này nếu không có kế hoạch truyền thông nội bộ bài bản, chế độ đãi ngộ và phúc lợi tốt thì có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối phòng ban và dẫn tới mất đoàn kết nội bộ.

4. Mô hình văn hoá thứ bậc

Mô hình văn hoá thứ bậc trong doanh nghiệp là mô hình văn hoá cực kỳ phổ biến. Nó được xác định dựa trên cấu trúc, các nguyên tắc, quy trình làm việc cụ thể. Hay dễ hiểu hơn một hệ thống giá trị, quy tắc, thái độ và hành vi được chấp nhận, duy trì và phát triển trong tổ chức. Mô hình văn hoá này thường được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo và cấp quản lý cấp cao, và có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của hoạt động của doanh nghiệp, từ tiêu chí lựa chọn nhân viên đến phương thức làm việc hàng ngày.Gallery (4)

Trong mô hình văn hoá thứ bậc, người lãnh đạo và ban quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và tạo dựng các giá trị và quy tắc được chấp nhận trong tổ chức. Họ cần đưa ra các quyết định về việc đánh giá và thưởng xứng đáng với những người có đóng góp tích cực vào văn hóa của doanh nghiệp, cũng như trừng phạt những hành vi không phù hợp với giá trị của tổ chức. Một mô hình văn hoá thứ bậc trong doanh nghiệp cũng có thể tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên, khi mà một số người có ảnh hưởng và quyền lực cao hơn so với những người khác. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch, trách nhiệm và tính công bằng trong tổ chức.

Vì vậy, để xây dựng một mô hình văn hoá thứ bậc lành mạnh và hiệu quả trong doanh nghiệp, người lãnh đạo cần đảm bảo rằng các giá trị và quy tắc được đưa ra là phù hợp với mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp. Họ cũng cần đưa ra các cơ chế phản hồi và đánh giá công bằng để khuyến khích sự đóng góp của tất cả các nhân viên và tránh sự thiên vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *