Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển vượt bậc thường gắn liền với một văn hoá doanh nghiệp tốt và phù hợp.
Để xây dựng một văn hoá doanh nghiệp phù hợp, vai trò của nhà lãnh đạo là không thể phủ nhận. Chỉ những lãnh đạo giỏi mới có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực và trở thành động lực cho nhân viên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vai trò của nhà lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt và như thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.
I. Văn hoá doanh nghiệp tốt
1. Văn hoá doanh nghiệp là gì
Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó không chỉ định hướng cho cách thức hoạt động và phát triển của một tổ chức, mà còn ảnh hưởng đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên.
Văn hoá doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, quan niệm, thái độ, phong cách làm việc, cách thức giao tiếp và các hành vi của các thành viên trong tổ chức/doanh nghiệp. Nó tạo ra một bộ khung cho hoạt động và quyết định của doanh nghiệp, đồng thời còn tác động đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên. Văn hoá doanh nghiệp không chỉ định hình về phong cách làm việc của doanh nghiệp mà còn tạo bản sắc và dấu ấn riêng của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.
2. Đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp phù hợp
Lưu ý: Với chúng tôi văn hoá doanh nghiệp tốt chính là nền văn hoá phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Đầu tiên phải nói về chữ “phù hợp” tại không không phải là văn hoá doanh nghiệp tốt hay là văn hoá doanh nghiệp kiểu mẫu mà nhất định là “phù hợp”. Bởi đơn giản mỗi công ty sẽ có những sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị… khác nhau, không có một khuôn mẫu nào cho văn hóa doanh nghiệp thế nào là đúng thế nào là sai, thế nào là tốt, thế nào là xấu. Văn hoá doanh nghiệp chỉ phát huy hết hiệu quả khi và chỉ khi văn hoá doanh nghiệp đó phù hợp với công ty của bản và là bản sắc riêng của doanh nghiệp.
- Giá trị và mục tiêu rõ ràng: Một nền văn hoá doanh nghiệp phù hợp là nền văn hoá có giá trị và mục tiêu cụ thể để mọi người hướng tới, điều này được thể hiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp.Những giá trị này cần phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và được đồng thuận bởi tất cả các thành viên trong tổ chức.
- Môi trường làm việc tích cực: Môi trường làm việc là một trong những yếu tố thể hiện rõ ràng cho văn hoá phù hợp. Môi trường làm việc văn mình, tích cực và thoải mái sẽ giúp cho nhân viên tự do sáng tạo và phát huy mọi năng lực của bản thân mình. Một môi trường làm việc đoàn kết, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá công bằng dựa trên năng lực và đóng góp của họ.
- Minh bạch và trung thực trong mọi vấn đề: Văn hoá doanh nghiệp cần sự minh bạch và trung thực trong tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin quan trọng cần được chia sẻ và phổ biến rộng rãi đến toàn bộ nhân viên cần một cách trung thực để tránh sự hiểu nhầm hoặc mâu thuẫn nội bộ. Mọi nhân viên hoàn toàn tin tưởng vào mọi quyết định của ban lãnh đạo và thấy tự hào về công ty.
Sáng tạo và phát triển liên tục: Một văn hoá doanh nghiệp phù hợp sẽ khuyến khích sự sáng tạo và phát triển liên tục trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các ý tưởng mới sẽ được đón nhận và đánh giá chung những cơ hội phát triển sẽ phân bố đều cho tất cả nhân viên. Nhân sự sẽ thấy giá trị khi mình làm việc ở doanh nghiệp chứ không chỉ mỗi mức thu nhập hàng tháng. Họ sẽ cảm thấy có tiếng nói và tầm quan trọng nhất định đối với doanh nghiệp nơi mà họ đang làm việc. Từ đó sự chủ động và trách nhiệm với công việc trong mỗi nhân viên sẽ được đề cao. Và họ làm để bản thân họ phát triển cùng với công ty.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đánh giá về văn hoá khác nhau nhưng nhìn chung hầu như tất cả doanh nghiệp đều sẽ có những đặc điểm sau để làm thước đo cho văn hoá doanh nghiệp đã đạt hiệu quả hay chưa.
II. Vai trò của lãnh đạo trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp mà còn ở tất cả mọi hoạt động của công ty . Lãnh đạo giỏi không chỉ có khả năng tạo ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, mà còn phải có khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho đội ngũ nhân viên, giúp họ cảm thấy yêu thích công việc của mình và cam kết với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Dưới đây là một số ảnh hưởng của lãnh đạo đến văn hoá doanh nghiệp:
1. Quyết định mọi vấn đề quan trọng trong văn hoá doanh nghiệp
Vai trò của những người lãnh đạo công ty không chỉ dừng ở đưa ra kế hoạch chiến lược mà còn quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Lãnh đạo phải có ánh nhìn tổng quát và luôn là người định hướng, dự đoán trước những kế hoạch phải làm, những thay đổi sẽ diễn ra để nhân viên có thể thích nghi nhanh chóng. Những quyết định của lãnh đạo sẽ là tiền đề cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy lãnh đạo phải giỏi và có tầm nhìn mới có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác.
2. Tạo môi trường làm việc tích cực, lành mạnh
Các nhà lãnh đạo luôn phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực và văn minh cho nhân viên. Họ phải khuyến khích được sự sáng tạo, động lực và trách nhiệm cá nhân trong công việc cho mỗi nhân viên. Điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, có tiếng nói trong công việc, cảm thấy hài lòng với công việc của mình và mong muốn gắn bó với doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo luôn là hình tượng cho mọi nhân viên noi theo, một nhà lãnh đạo điềm đạo luôn quan tâm đến môi trường làm việc của nhân viên, đồng thời mang lại cho nhân viên không khí làm việc vui vẻ sẽ luôn được yêu quý và kính trọng. Điều này giúp nhân viên có một môi trường làm việc cởi mở, hòa đồng nơi mà mọi nhân viên có thể bày tỏ được quan điểm riêng.
3. Hình mẫu lý tưởng, người truyền cảm hứng cho nhân viên
Các nhà lãnh đạo ở thời điểm hiện tại không chỉ còn là một người sếp mà đã trở thành huấn luyện viên hay người truyền cảm hứng. Thậm chí đối với một số nhân viên lãnh đạo công ty như là kim chỉ nam và động lực để học theo đuổi và cống hiến trong công việc. Vậy nên các nhà lãnh đạo góp một phần không nhỏ trong việc xây dựng tinh thần đồng đội trong công ty. Là một tấm gương trong công việc, tinh thần trách nhiệm và thái độ tích cực là thứ tiên quyết dẫn dắt một công ty đi lên và làm hình mẫu cho các nhân viên đi theo và khiến họ yêu mến nơi làm việc.
4. Hiểu nhân viên của mình
Lãnh đạo cần đưa văn hoá doanh nghiệp vào thực tiễn để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên trong công ty đều hiểu rõ và hướng tới cùng một mục tiêu. Lãnh đạo cũng sẽ là người noi gương duy trì và phát triển văn hoá doanh nghỉ. Không chỉ nhân viên mới chú ý đến trải nghiệm nhân viên mà bản thân các nhà lãnh đạo cũng phải trải nghiệm và thấu hiểu để xem xét và đánh giá văn hóa doanh nghiệp của công ty mình. Từ đó kịp thời thay thế những điểm chưa tốt và bổ sung, phát triển những điều phù hợp với doanh nghiệp.
Để có một nền văn hoá doanh nghiệp tốt thì bản thân các nhà lãnh đạo phải là các nhà lãnh đạo giỏi, Trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, một nhà lãnh đạo giỏi là yếu tố cần thiết nhất. Nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đơn giản là người điều hành, mà còn là người dẫn đường, truyền cảm hứng và tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mà những nhân viên cùng nhau chia sẻ và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy luôn tìm kiếm và phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
III. Làm thế nào để trở thành một lãnh đạo giỏi
1. Kinh nghiệm và kiến thức là điều kiện tiên quyết
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, điều kiện tiên quyết là phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn vững chắc không chỉ trong lĩnh vực mà mình hoạt động mà còn phải nhiều kiến thức khác về quản trị nhân sự. Nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc giúp cho nhà lãnh đạo có khả năng phát triển và áp dụng các giải pháp sáng tạo, đưa ra những quyết định đột phá giúp tổ chức phát triển bền vững.
Tuy nhiên, chỉ có kiến thức chuyên môn vẫn chưa đủ để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Kinh nghiệm thực tế trong quản lý và lãnh đạo cũng rất quan trọng. Những nhà lãnh đạo giỏi cần phải tích lũy kinh nghiệm từ những thử thách và tình huống thực tế để có thể đưa ra các quyết định chính xác trong thời gian ngắn. Kinh nghiệm thực tế cũng giúp nhà lãnh đạo có thể đối phó với những tình huống phức tạp, từ đó tăng cường khả năng lãnh đạo của mình và giúp tổ chức đạt được kết quả tốt nhất.
2. Luôn trau dồi khả năng lãnh đạo
Những người có lòng bàn tay chữ M thường được mọi người cho rằng đó là những người có khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Vậy những nhà lãnh đạo không có lòng bàn tay hình chữ M thì sao, thì họ không có khả năng lãnh đạo ư? Thực tế thì khả năng lãnh đạo là một loại năng lực cần được trau dồi và luyện thường xuyên. Đồng thời hãy học hỏi những kinh nghiệm và bài học từ nhiều nhà lãnh đạo khác để có góc nhìn và sự lãnh đạo đúng đắn nhất cho bản thân mình.
Ngoài ra, những nhà lãnh đạo giỏi cần phải phát triển và trau dồi các kỹ năng lãnh đạo như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng phát triển nhân viên. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có thể thể hiện sự lãnh đạo một cách rõ ràng và gắn bó với nhân viên đưa tổ chức đi đến thành công và phát triển một cách bền vững.
3. Ý chí và sự hy sinh
Trong tất cả mọi hoạt động của công ty mỗi khi gặp khó khăn nhân viên được nản, trưởng phòng được nản nhưng tuyệt nhiên các nhà lãnh đạo không được chùn bước. Nhà lãnh đạo phải là người có ý chí thép, bình tĩnh và can đảm dẫn dắt công ty vượt qua mọi khó khăn và luôn là người thúc đẩy tinh thần và động lực của toàn bộ nhân viên đi lên. Những nhà lãnh đạo giỏi phải có ý chí để đạt được mục tiêu của mình, đối mặt với những thách thức và vượt qua chúng để đưa tổ chức đi đến thành công. Họ cũng phải sẵn sàng hy sinh và làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Là người chấp nhận hy sinh cái bé để đạt được mục tiêu lớn hơn và luôn đặt mình trong tư thế hy sinh vì sự phát triển công ty và cũng vì chính bản thân mình.
6 Ý TƯỞNG TỔNG KẾT CUỐI NĂM – YEAR END PARTY 2023
2023 đang dần khép lại. Kinh tế thế giới suy yếu kéo theo ngân sách dành cho YEP năm nay cũng có nhiều biến động
VĂN HOÁ HỌC TẬP: CÁCH XÂY DỰNG VÀ LỢI ÍCH
Văn hoá học tập là một trong những phần quan trọng đối với môi trường doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá học tập hiệu quả