NHỮNG “TRIỆU CHỨNG” CỦA NỀN VĂN HOÁ BỊ ỐM

Home (3)

Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Nó không chỉ định hướng cho cách thức hoạt động và phát triển của một tổ chức, mà còn ảnh hưởng đến quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng và nhân viên.

Đối với  doanh nghiệp, nền văn hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công việc và sự phát triển của công ty. Một nền văn hoá doanh nghiệp tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việc tích cực, giúp tăng cường tinh thần đồng đội, khuyến khích sáng tạo và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi nền văn hoá doanh nghiệp bị “ốm” hoặc không còn phù hợp, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công ty. Vì vậy, việc nhận biết những triệu chứng cho thấy nền văn hoá doanh nghiệp cần thay đổi là rất quan trọng. 

Hầu hết các nhà lãnh đạo đều đồng ý rằng chuyển đổi văn hoá là việc cực kỳ quan trọng và họ luôn mong muốn có một nền văn hoá tốt hơn. Thậm chí nhiều nhà lãnh đạo có thể viết nên một bản văn hoá mà họ mong muốn nhưng đến lúc thực hiện lại khá khó khăn bởi khó để nắm bắt việc thời điểm nào bạn cần làm mới, tái tạo lại văn hoá doanh nghiệp của mình. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những triệu chứng nhận biết nền văn hoá doanh nghiệp cần thay đổi để giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện nền văn hoá doanh nghiệp của mình.

1. Giao tiếp nội bộ kém hiệu quả

Một trong những triệu chứng thể hiện rõ nhất việc văn hoá doanh nghiệp có vấn đề đó là nằm ở giao tiếp. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc thiếu tinh thần đồng đội và tương tác kém giữa các bộ phận hay nhân sự.

Be Vàng Nâu Ấm Áp Trung Tính Hiện đại Tối Giản Trang Web Hồ Sơ Năng Lực Về Nhiếp Ảnh (1)

Thông thường đối với mỗi dự án có thể dễ dàng nhận thấy rằng các bộ phận phải có sự hợp tác và thống nhất mới cho ra kết quả tốt nhất. Nhưng bây giờ  họ bắt đầu thích hoạt động, công việc độc lập và không quan tâm đến các bộ phận khác đang làm, đang thực hiện phương án nào, có tối ưu hơn không. Việc này gây ra sự hỗn loạn và mâu thuẫn trong quá trình làm việc, ảnh hưởng đến hiệu suất và kết quả công  việc của toàn công ty.

Nhân viên trong các phòng ban dường như không còn tiếng nói chung, họ chỉ im lặng và làm công việc chứ không cống hiến hay sáng tạo gì thêm. Họ không còn chủ động lên tiếng, nhân viên e ngại khi phải nói ra ý kiến của họ. Ngay cả thậm chí khi bạn bước vào một văn phòng mà chỉ có tiếng gõ bàn phím cũng không phải là hoàn toàn tốt đâu nhé. Điều này dẫn đến việc thiếu tinh thần đồng đội và tự do sáng tạo khiến cho không khí làm việc căng thẳng, dễ xảy ra xung đột nội bộ.

2. Thay “máu” liên tục và không còn khả năng thu hút nhân tài

Trong một doanh nghiệp, việc thay thế nhân sự có thể xảy ra theo chu kỳ hoặc do nhiều lý do khác nhau, từ việc nhân viên nghỉ việc đến sự phát triển và mở rộng của công ty. Tuy nhiên, nếu việc thay thế “máu” diễn ra liên tục đồng thời bạn cảm thấy chất lượng nhân sự đã giảm đi rất nhiều thì vấn đề nằm ở doanh nghiệp của bạn. Khi một doanh nghiệp không có một môi trường làm việc tốt, không cung cấp cơ hội phát triển và thăng tiến cho nhân viên, và không đảm bảo chế độ đãi ngộ hấp dẫn, thì nhân viên có thể sẽ tìm kiếm những cơ hội khác ở các công ty khác.

Gallery (1)

Ngoài ra, khi doanh nghiệp không có một nền văn hóa làm việc tốt, nhân viên có thể không cảm thấy hài lòng về môi trường làm việc và sự phát triển của bản thân, và có thể cảm thấy bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua giành vị trí thăng tiến,cơ hội phát triển. Hay thậm chí là các ứng viên nghe được những thông tin không tốt về doanh nghiệp của bạn từ đó không có quyết định gắn bó.

3. Các sáng kiến, dự án mới bị đình trệ

Nếu một doanh nghiệp không khuyến khích lãnh đạo và nhân viên trong công ty đề xuất và triển khai các ý tưởng mới, thì doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái đình trệ và không thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác. 

Các nhà lãnh đạo giỏi luôn tìm cách để cải thiện và nâng cao sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình. Họ luôn sẵn sàng chấp nhận các thử thách mới . Tuy nhiên, khi văn hoá doanh nghiệp bị “ốm”, các sáng kiến của lãnh đạo có thể bị đình trệ do nhân viên  thiếu động lực và không còn cùng mục tiêu với lãnh đạo. Khi điều này xảy ra, doanh nghiệp có thể bị tụt lại phía sau và không thể phát triển và cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Be Vàng Nâu Ấm Áp Trung Tính Hiện đại Tối Giản Trang Web Hồ Sơ Năng Lực Về Nhiếp Ảnh (2)

4.  Tương tác với khách hàng kém

Doanh nghiệp dường như quá chăm chú vào lợi nhuận ngắn hạn mà bỏ qua giá trị tạo ra cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến những phản hồi từ khách hàng, thì họ có thể sẽ mất đi cơ hội cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể dẫn dịch vụ kém từ đó  giảm sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty.

Các doanh nghiệp có thể hiểu được tầm quan trọng của việc tương tác với khách hàng và thực hiện các cải tiến để tăng cường trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp muốn tăng trưởng và thành công trong thị trường, họ cần phải tạo ra một văn hoá doanh nghiệp mà khách hàng là tâm điểm và quan tâm đến việc cung cấp giá trị cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *