Các câu chuyện về văn hoá doanh nghiệp là câu chuyện xưa nhưng chưa bao giờ cũ. Bởi nó vẫn là câu chuyện được nhắc đi nhắc lại mỗi ngày trong doanh nghiệp. Đặc biệt, ở Việt Nam khi mà các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng xây dựng văn hoá và truyền thông nội bộ.
I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Văn hoá doanh nghiệp
Phan Văn Trường đã viết trong cuốn “Một đời quản trị” , Văn hoá là phần quan trọng nhất trong khâu quản trị. Văn hoá doanh nghiệp có tác động mạnh như một cơn say tín ngưỡng, ảnh hưởng đến mọi hành động hàng ngày, dẫn dắt gần như máy móc mọi phản ứng và làm cho người không tuân thủ có mặc cảm tội lỗi…”
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ làm văn hoá theo kiểu bề nổi. Tức là làm trên biểu hiện mà quên đi cốt lõi của vấn đề. Trong công ty, nếu có văn hoá doanh nghiệp lành mạnh thì sẽ không cần nhiều những quy trình rườm rà. Từ đó khiến cho và cho bộ máy hoạt động trơn tru hơn.
Doanh nghiệp nào cũng có cạnh tranh, phải tìm hiểu thị trường. Văn hoá doanh nghiệp không chỉ dừng lại phù hợp với công ty. Mà văn hoá doanh nghiệp còn phải chuyển động theo văn hoá thị trường.
Nói về văn hoá thì chúng ta có vô vàn cách định nghĩa khác nhau, không có định nghĩa đúng sai chỉ có phù hợp hay chưa phù hợp. Mỗi nhân viên sẽ có một ý nghĩ khác nhau, vậy nên chúng ta cần đồng nhất ý niệm về văn hoá doanh nghiệp để nhân viên cùng một hướng từ đó bộ máy mới hoạt động hiệu quả.
2. Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đối với sự thành công của doanh nghiệp bán lẻ.
Văn hoá doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp bán lẻ. Thậm chí, nó còn đóng vai trò quyết định thành công của doanh nghiệp bán lẻ. Đặc biệt là trong quá trình mở rộng và phát triển.
Văn hoá doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ xác định giá trị cốt lõi. Từ đó định hướng hành động và tác động đến hành vi của nhân viên và khách hàng. Một văn hoá doanh nghiệp đúng đắn, phù hợp sẽ khiến cho nhân viên có mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ đó khiến cho khách hàng hài lòng về gắn bó với doanh nghiệp.
Với môi trường kinh doanh ngành bán lẻ cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Văn hóa doanh nghiệp có thể trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng. Đồng thời, giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ thu hút và giữ chân nhân tài.
Khi một doanh nghiệp bán lẻ có nền văn hoá doanh nghiệp tốt, nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng. Cũng như có định hướng thăng tiến và nhận được nhiều cơ hội phát triển bản thân. Nhờ đó, khách hàng cũng sẽ tin tưởng hơn và quay lại với doanh nghiệp bán lẻ. Bởi vì họ cảm thấy được phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp và đúng giá trị của doanh nghiệp.
Việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp không phải là một quá trình dễ dàng. Vậy nên, cần đầu tư lớn và chú trọng để đảm bảo sự thành công bền vững của doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra một văn hoá doanh nghiệp tích cực, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ nhận được nhiều lợi ích. Doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình. Thu hút và giữ chân được nhân viên tiềm năng. Tạo nên tệp khách hàng trung thành, đồng thời nâng cao hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận.
II. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA
1. Những thách thức với doanh nghiệp bán lẻ
Doanh nghiệp bán lẻ luôn đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt là khi nền kinh tế đang có những biến động nhất định như hiện nay . Các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình mở rộng và phát triển. Dưới đây là một số thách thức thường gặp phải của doanh nghiệp bán lẻ:
– Thị trường cạnh tranh khốc liệt.Thị trường bán lẻ hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ. Không chỉ cạnh tranh trong nước và còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Với sự phát triển vượt bậc của Tiktok, cùng với xu hướng mua hàng online đã đặt ra những thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ phải bắt nhịp nếu không muốn tụt lại phía sau.
– Chi phí vận hành cao.
Doanh nghiệp bán lẻ thường phải đầu tư lớn vào nhiều vấn đề. Điển hình như việc thuê mặt bằng, nhân viên, kho hàng, vận chuyển… Hay là những khoản đầu tư giống bao doanh nghiệp khác: quảng cáo, marketing, truyền thông và vô vàn những chi phí khác.
– Quản lý đội ngũ nhân viên lớn.
Doanh nghiệp bán lẻ luôn phải đối mặt với việc quản lý đội ngũ. Doanh nghiệp càng lớn đội ngũ nhân viên càng đông đảo. Càng nhiều chi nhánh lại càng khó quản lý và đảm bảo dịch vụ. Đặc biệt, vấn đề gắn bó ở nhân sự các cửa hàng vẫn là nỗi lo của họ. Khó có sự sát sao từ những vị trí nhỏ nhất.
– Quản lý chuỗi cung ứng.
Việc quản lý chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến khách hàng cũng là vấn đề. Có thể xem đây là một thách thức lớn với doanh nghiệp bán lẻ. Đặc biệt là khi doanh nghiệp nào cũng muốn mở rộng quy mô kinh doanh.
– Mức độ chuyên nghiệp còn yếu.
Những yếu tố về công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả, nguồn hàng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và đội ngũ nhân viên chưa chuyên nghiệp.
2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp đẩy lùi thách thức- Việc xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là điều cực kỳ quan trọng. Nhất là đối với sự phát triển của doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là dễ dàng. Nó yêu cầu sự tập trung và nỗ lực liên tục. Nếu doanh nghiệp bán lẻ có một doanh nghiệp văn hóa mạnh mẽ và thống nhất. Đó sẽ là một lợi thế lớn trong quá trình phát triển và cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo niềm tin và lòng trung thành từ phía khách hàng. Một văn hoá doanh nghiệp tốt giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo, tập trung. Nhất là đặt khách hàng và giá trị khách hàng lên hàng đầu. Điều này đem lại niềm tin và lòng trung thành từ phía khách hàng. Nhờ đó doanh nghiệp thu hút khách hàng mới, tăng tỷ lệ khách hàng trung thành và doanh số bán hàng.
- Tăng hiệu quả làm việc và năng suất của nhân viên. Văn hoá doanh nghiệp tốt giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Nhân viên có động lực để làm việc và tìm ra những giá trị trong công việc. Nhân viên được làm việc trong một môi trường văn minh, công bằng và phát triển. Kéo theo đó nhân viên sẽ tăng hiệu quả làm việc và năng suất .
- Tạo sự khác biệt trong mắt khách hàng. Một văn hoá doanh nghiệp tốt giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong mắt khách hàng. Một văn hoá doanh nghiệp độc đáo, tập trung vào giá trị khách hàng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ làm khách hàng cảm thấy tin tưởng và mong muốn sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài. Một văn hoá doanh nghiệp tốt giúp giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ thất nghiệp, doanh nghiệp bán lẻ sẽ tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực mới. Nhân viên được làm việc trong môi trường tích cực, có cơ hội phát triển, sẽ trở thành những nhân viên trung thành và gắn bó với doanh nghiệp.
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và tích cực là mấu chốt. Nó là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp trên thị trường. Khi có một văn hóa doanh nghiệp đồng nhất và chắc chắn, nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn và mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một lợi thế cạnh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng mới.