Vingroup là một trong những tập đoàn vững mạnh hàng đầu Việt Nam hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Để có được thành công như ngày hôm nay, Vingroup không chỉ có sự dẫn dắt, tầm nhìn xa của ban lãnh đạo mà còn cả đội ngũ nhân viên tài năng. Một nền văn hoá doanh nghiệp đậm đà bản sắc đã giúp cho đội ngũ gắn kết, thấu hiểu và phát triển mạnh mẽ mỗi ngày.
I. Tập đoàn Vingroup
1. Đôi nét về tập đoàn
Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom được thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.
Hiện tại tập đoàn đang tập trung phát triển 3 nhóm hoạt động:
- Công nghệ – Công nghiệp
- Thương mại Dịch vụ
- Thiện nguyện Xã hội
Hiện nay Vingroup đang có rất nhiều công ty con hoạt động và nhiều dự án lớn nhỏ, mới nhất là taxi điện.
2. Người sáng lập Vingroup và phong cách lãnh đạo
Ông Phạm Nhật Vượng là một nhà lãnh đạo tài ba và có ảnh hưởng lớn đến văn hoá doanh nghiệp của Vingroup – một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Việt Nam. Phong cách lãnh đạo của ông Vượng được xem là mang tính đột phá và tập trung vào việc xây dựng một văn hoá doanh nghiệp bền vững. Với các giá trị như sáng tạo, đổi mới, trách nhiệm và tôn trọng.
Tại Vingroup, ông Vượng đã thiết lập các quy trình và nội quy chặt chẽ để đảm bảo tất cả các hoạt động của công ty đều tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và đạo đức. Bên cạnh đó, ông Vượng cũng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và không ngừng nỗ lực để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Vingroup.
Với phong cách lãnh đạo này, ông Vượng đã truyền cảm hứng cho các nhân viên của Vingroup, thúc đẩy họ luôn có tinh thần đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm trong công việc. Nhờ đó, Vingroup đã trở thành một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất và có uy tín nhất tại Việt Nam.
Phong cách lãnh đạo của ông Vượng cũng góp phần xây dựng nên một văn hoá doanh nghiệp tích cực, tôn trọng nhân viên và khách hàng, luôn đặt mục tiêu đổi mới và phát triển bền vững lên hàng đầu. Vingroup không chỉ là một tập đoàn kinh tế lớn mà còn là một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, thu hút nhân viên tài năng.
II. Văn hoá doanh nghiệp của Vingroup
1. Biểu hiện bên ngoài
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện bên ngoài của văn hoá Vingroup. Nó đã trở thành biểu tượng khi người ta nhìn, nghe thấy đều biết đây là Vingroup.
1. Logo
Logo của Vingroup được thiết kế với hình ảnh cánh chim như khát vọng vươn cánh, đưa thương hiệu của mình nổi tiếng toàn thế giới. Thể hiện cho sự phát triển, vươn cao vươn xa của doanh nghiệp. Thêm vào đó là hình ảnh năm ngôi sao năm cánh trên nền màu đỏ, rất bắt mắt. Hiện nay, logo của Vingroup đã trở thành biểu tượng quen thuộc và được nhận diện rộng rãi trên toàn quốc.
2. Màu sắc nhận diện
Màu đỏ là một trong những màu sắc phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế logo và nhận diện thương hiệu. Màu đỏ được đưa vào hầu hết trong logo các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn. Cũng như là màu trong nhiều thiết kế chủ đạo.
Ngoài màu đỏ, Vingroup còn sử dụng nhiều màu sắc khác như trắng, xanh, vàng, cam trong các thiết kế của mình. Tuy nhiên, màu đỏ vẫn là màu sắc chủ đạo và là màu sắc được nhìn thấy nhiều nhất trong các ngành sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo và hoạt động của Vingroup.
3. Các bài hát
Các bài hát được dùng với mục đích tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời đều rất ngắn gọn và dễ hát với nội dung rõ ràng mang những giá trị của doanh nghiệp.
Ngoài ra thông qua các bài hát này, doanh nghiệp cũng sẽ giúp nhân viên hiểu và ghi nhớ về văn hoá doanh nghiệp. Từ đó tạo động lực và tự hào đối với mỗi con người làm việc cho tập đoàn. Thúc đẩy sự phát triển lâu dài của công ty.
Vingroup có rất nhiều bài hát, ví dụ như: Vingroup Việt Nam, Tự hào Vingroup….
4. Văn hoá ứng xử
Vì có một nền văn hoá doanh nghiệp rõ nét và giàu bản sắc, vậy nên rất dễ cảm nhận qua cách ứng xử của nhân viên. Từ bảo vệ, lễ tân, nhân viên bán hàng, tài xế….. đều nhận được đánh giá tốt từ khách hàng.
2. Giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn: “Vingroup định hướng phát triển thành Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp -Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực”.
- Sứ mệnh: Vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người
- Giá Trị cốt lõi: UY TÍN- CHÍNH TRỰC- SÁNG TẠO- TỐC ĐỘ- CHẤT LƯỢNG- NHÂN VĂN
III. Đánh giá văn hoá doanh nghiệp Vingroup
1. Điểm sáng của văn hoá doanh nghiệp
- Lãnh đạo tốt, có tâm và có tầm.
Sự lãnh đạo sáng suốt cùng với tầm nhìn chiến lược dài hạn của ban lãnh đạo đã phát huy hiệu quả tối đa. Ông Phạm Nhật Vượng là người được đánh giá là một nhà lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa, kiên định trong việc thực hiện chiến lược phát triển bền vững của công ty.
Vingroup còn có đội ngũ lãnh đạo tài năng, giàu kinh nghiệm trong từng lĩnh vực hoạt động của công ty. Họ có khả năng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng. Đồng thời có khả năng tạo ra một môi trường làm việc tích cực, động lực và sáng tạo cho đội ngũ nhân viên. Tinh thần lãnh đạo tốt của Vingroup đã giúp công ty duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp tích cực và đóng góp vào sự thành công của công ty.
- Luôn đặt khách hàng ưu tiên.
Vingroup luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và là trọng tâm trong mọi quyết định và hành động của mình. Tập đoàn không chỉ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, mà còn chú trọng đến trải nghiệm khách hàng và sự hài lòng của họ.
Việc đào tạo đội ngũ nhân sự hiệu quả luôn hướng đến các quy tắc và cách ứng xử với khách hàng. Điều này giúp cho sự nhận diện văn hoá doanh nghiệp luôn gắn liền với sự hài lòng từ khách hàng.
- Đề cao giá trị đổi mới và sáng tạo
Vingroup luôn đổi mới và sáng tạo trong sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tập đoàn thường xuyên đưa ra những ý tưởng mới và sử dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Điều này đã giúp Vingroup trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam với nhiều sản phẩm, dịch vụ độc đáo và chất lượng. Đồng thời tạo được sự tin tưởng và tín nhiệm từ phía khách hàng.
- Tập trung vào đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên.
Vingroup luôn chú trọng đến sự phát triển của nhân viên và tạo điều kiện để họ có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình. Họ luôn chú trọng xây dựng văn hóa về nhân sự, cố gắng đưa ra nhiều chiến lược để phát triển, nâng cao văn hoá, trải nghiệm nhân sự. Luôn hỗ trợ mọi thứ phù hợp với nhu cầu của nhân sự, từ đó giúp họ thích nghi, làm việc hiệu quả.
Đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu khi cần thiết cũng giúp cho nhân sự có môi trường làm việc tốt hơn. Từ đó tự hào và yêu mến nơi mình đang làm việc.
- Đóng góp cho cộng đồng
2. Một số điểm chưa tốt
- Áp lực công việc cực kỳ lớn
Tất nhiên khi mà chú trọng và đào tạo cho nhân lực thì doanh nghiệp sẽ muốn nhân sự có thể mang lại những hiệu quả rõ ràng trong công việc.
Vingroup là một tập đoàn lớn. Vậy nên sự cạnh tranh trong công việc ở tập đoàn này rất cao. Không chỉ cạnh tranh ở đâu vào mà còn cả chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận và cơ chế thay đổi của thị trường.
- Sự thay đổi liên tục các lĩnh vực kinh doanh.
Ngoài những thành công lớn ở nhiều lĩnh vực, Vingroup cũng có những sự thay đổi liên tục về sản phẩm và “khai tử” thương hiệu như”: Adayroi, VinPro, VinMart, VinMart+, và mới nhất là khai tử điện thoại hay một số dòng xe điện.
Điều này khiến cho khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm và cũng tiếc nuối vì một số thương hiệu rất được yêu thích như VinMart.
- Chưa phát huy tối đa tiềm năng
Mặc dù Vingroup có những chính sách hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhân tài. Nhưng tập đoàn này chưa phát huy tối đa tiềm năng tài năng. Điều này có thể do việc quản lý nhân sự không hiệu quả và chưa linh hoạt. Việc xử lý khủng hoảng truyền thông cũng chưa hợp lý.