Không thể phủ nhận khách hàng chính là vấn đề ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức/doanh nghiệp, vì vậy mới có câu nói “Khách hàng là thượng đế”. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể bỏ qua một trong những “khách hàng” cực kỳ quen thuộc chính là nhân sự – những người thường được gọi là “Người của anh”. Là những người đóng góp trực tiếp vào công cuộc xây dựng và phát triển phát triển của công ty, nên “những khách hàng” đặc biệt này cũng rất quan trọng. Các khảo sát gần đây cho thấy rằng nhu cầu làm việc của Gen Z không chỉ dừng lại ở mức lương mà còn nhiều yếu tố khác, ngay cả Gen Y cũng đã quan tâm về những phúc lợi mà họ cần nhận được khi làm việc. Nhân sự đang trở nên có định hướng hơn về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp và những lộ trình phát triển với tổ chức.
I. Trải nghiệm nhân viên
Theo Forbes, trải nghiệm của nhân viên vượt ra ngoài khái niệm về sự gắn bó của cá nhân với tổ chức, các đặc quyền được cung cấp bởi thương hiệu của công ty hoặc nhà tuyển dụng.
Ông Josh Bersin – Chủ tịch và sáng lập viên của Bersin & Associates đã chia sẻ định nghĩa: Trải nghiệm nhân viên có thể hiểu là tất cả những trải nghiệm, tương tác của một cá nhân trong suốt hành trình của mình tại doanh nghiệp, từ khi là ứng viên cho đến khi trở thành cựu nhân viên.
Cụ thể hơn trải nghiệm nhân viên được hiểu là mối liên hệ giữa hai chủ thế chính:
- Tổ chức/ Doanh nghiệp: Người hoặc nhóm người cung cấp môi trường làm việc, xây dựng những trải nghiệm, hoạt động và văn hoá tại nơi làm việc. Họ là những người kiểm soát, đánh giá và cải thiện mọi hoạt động trải nghiệm nhân sự
- Nhân sự: Những người trực tiếp tham gia các hoạt động, quy trình trải nghiệm nhân sự và tiếp xúc với tổ chức/doanh nghiệp qua văn hoá doanh nghiệp trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Tóm lại, Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là tất cả những gì nhân viên trải qua và cảm nhận khi làm việc tại một công ty hoặc tổ chức. Điều này bao gồm mọi thứ từ quá trình tuyển dụng, huấn luyện, thăng tiến, mức lương, chế độ bảo hiểm, môi trường làm việc, tinh thần đồng nghiệp, cách thức làm việc và nhiều yếu tố khác.
II. Bức tranh toàn cảnh về trải nghiệm nhân sự ở Việt Nam
Với các doanh nghiệp/tổ chức tại Việt Nam, trải nghiệm của nhân viên có thể khác nhau tùy vào loại công ty và ngành nghề đang hoạt động. Tuy nhiên, có một số đặc điểm chung của trải nghiệm của nhân viên tại các doanh nghiệp Việt Nam mà chúng ta có thể hình dung, bao gồm:
- Mức lương và chế độ phúc lợi: Không thể phủ nhận việc mức lương của nhân viên tại các doanh nghiệp ở Việt Nam thường thấp hơn so với các nước phát triển. Ở Việt Nam, những người lao động bình thường được trả lương rất thấp. Khoảng cách giữa thu nhập của người giàu và người nghèo là rất đáng chú ý. Các nhà kinh doanh lớn được hưởng lợi từ nguồn lao động giá rẻ. Để kiếm tiền giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải có trình độ chuyên môn cao. Số liệu thống kê năm năm 2018 cho thấy, tính đến tháng 5/2018, mức lương tối thiểu 3.980.000 VND ($ 174,4)và mức lương cao nhất của một chuyên gia có trình độ cao là 11,5 triệu đồng (504 $)… Mức lương trung bình ở Việt Nam vẫn ở mức khoảng 295 $. Bên cạnh đó, chế độ phúc lợi của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được phát triển hoàn thiện, thường chỉ bao gồm các khoản bảo hiểm bắt buộc, những năm gần đây các doanh nghiệp đã chú ý hơn đến các chế độ đãi ngộ. Tuy nhiên còn khá ít và chưa hoàn thiện các chế độ phúc lợi cho nhân viên.
- Môi trường làm việc: Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam thường khá căng thẳng và áp lực, với nhiều yêu cầu và thời hạn khắt khe. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều làm việc từ 7.5-8 tiếng/ngày, thời gian nghỉ trưa sẽ rơi vào tầm 1 giờ đồng hồ, có thể nói số giờ làm việc tại văn phòng vẫn còn khá nhiều so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có cố gắng cải thiện môi trường làm việc bằng cách tạo ra các hoạt động giải trí và thể dục để giảm căng thẳng cho nhân viên.
- Đào tạo và phát triển: Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tạo ra các khóa học thường xuyên hơn để nâng cao cho đội ngũ nhân sự, đồng thời một số doanh nghiệp cũng cởi mở hơn trong việc xây dựng môi trường làm việc sách tạo. Tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch đào tạo chưa rõ rõ ràng và cụ thể cho nhân viên của mình.
- Đánh giá hiệu suất: Đánh giá hiệu suất tại các doanh nghiệp Việt Nam thường dựa trên tiêu chí về số lượng công việc hoàn thành, chứ không phải trên chất lượng và đóng góp thực sự của nhân viên.
- Chính sách thu hút và giữ chân nhân viên: Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần nhận ra tầm quan trọng của việc thu hút và giữ chân nhân viên tốt. Tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp đưa ra các chính sách cụ thể và hấp dẫn đến nhân viên của mình. Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những chính sách, chương trình cụ thể để tuyển dụng nhưng phần lớn vẫn chưa được chuẩn hoá và chưa có những yêu cầu rõ ràng. Đặc biệt đa số các công ty đều yêu cầu kinh nghiệm làm việc theo thời gian mà bỏ qua sự phù hợp của nhân sự.
- Quản lý và lãnh đạo: Một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có những quản lý và lãnh đạo chuyên nghiệp, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của nhân viên. Bởi vì các quyết định và các ứng xử của lãnh đạo hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến cấp dưới của mình. Hiện nay, có nhiều doanh cố gắng đào tạo và định hướng lãnh đạo tốt để cải thiện trải nghiệm của nhân viên. Không chỉ là ban lãnh đạo cấp cao mà cả những cấp quản lý nhỏ nhất cũng cần được đào tạo theo quy chuẩn nhất định.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều nỗ lực để nâng cao trải nghiệm nhân viên của họ. Các chính sách như cải thiện môi trường làm việc, đào tạo và phát triển kỹ năng, cung cấp lương và phúc lợi hấp dẫn, và tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ đã được đưa ra để giúp nhân viên cảm thấy hài lòng hơn với công việc của mình. ( Đặc biệt là các tập đoàn lớn).
III. Các yếu tố tạo nên trải nghiệm nhân viên
- Công nghệ
Hãy tưởng, ngày đầu tiên đi làm bạn bước vào một căn phòng với đầy đủ tiện nghi, một chiếc ghế ngồi thoải mái cùng với chiếc máy tính có đầy đủ trang bị để bạn sẵn sàng làm việc. Các công ty thường đầu ty kỹ lương cho nhân viên cơ sở vật chất nhưng lại quên trang bị công nghệ tối ưu để nhân viên có những trải nghiệm tiện lợi nhất trong quá trình làm việc. Với bối cảnh công nghệ 4.0 như hiện nay, việc cung cấp cho nhân viên những công cụ cần thiết để tối đa hoá hiệu của và khiến họ cảm thấy tự tin hơn trong công việc của mình đồng thời rút ngắn thời gian xử lý công việc.
Nếu một người đi làm và phải sử dụng công nghệ đã cũ mèm từ lâu, giống như mọi người đã dùng iphone đời mới còn bạn thì vẫn một mực chỉ sử dụng chiếc nokia vậy. Sử dụng các công nghệ lỗi thời, thiết kế kém sẽ ảnh hưởng đến công việc, hiệu suất, từ đó khiến họ thất vọng, chán nản và giảm hiệu quả. Do đó hãy cố gắng mang đến những công nghệ tốt nhất cho nhân viên của bạn.
- Văn hoá
Môi trường văn hóa là những thứ mà nhân sự cảm nhận, thấu hiểu được như là không khí làm việc, niềm tin với ban lãnh đạo và công ty. Văn hóa thể hiện qua nhiều phương diện như phong cách lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, mục đích và ý nghĩa của công việc, cơ hội phát triển, làm việc theo nhóm, trải nghiệm, học hỏi, thăng tiến và công nhận. Văn hóa của một công ty là sứ mệnh, giá trị, thực tiễn và thái độ của công ty.. Văn hóa doanh nghiệp là nhân tố hàng đầu cho việc quyết định đi hay ở của nhân viên. Ngay cả khi nhân viên mới bước vào làm việc – văn hoá doanh nghiệp có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm, tiếp thêm sinh lực hoặc tiêu hao, trao quyền hoặc làm nản lòng nhân viên của mình.
- Môi trường làm việc
Những nhân viên làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều trong tầng hầm, không gian hẹp không cửa sổ, máy lạnh sẽ có những trải nghiệm rất khác so với những người làm việc linh hoạt trong một tòa nhà bằng kính mới thoáng mát với phòng giải trí trong khuôn viên, căng tin có trợ cấp và phòng thư giãn. Điển hình như môi trường làm việc của FPT phải nói là họ chăm nhân viên từ chân răng đến kẽ tóc, từ căng tin đến dịch vụ gội đầu đều có ở đây. Nhân viên hài lòng với môi trường làm việc thì họ sẽ tập trung tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn. Hiện nay không gian làm việc không chỉ còn giới hạn là trong phòng ban mà có thể là không gian mở để tạo nguồn cảm hứng cho nhân viên.
IV. Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên
Chúng ta vẫn thường nhắc về trải nghiệm khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và xem đây như là một trong những yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Nhưng đối với những khách hàng đặc biệt là nhân sự của công ty thì chúng ta lại bỏ quên trải nghiệm nhân sự, nhiều doanh nghiệp vẫn xem nhân sự như là người lao động mà doanh nghiệp bỏ tiền ra mua sức và chất xám của họ. Vẫn là những khẩu hiệu hô hào về sự đoàn kết, gắn bó như một gia đình nhưng số nhân viên hiểu và cảm nhận được điều đó thì lại rất ít.
Các tổ chức lớn mạnh và phát triển luôn là những tổ chức thu hút và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Nền kinh tế ngày càng phát triển kết theo đó là sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp luôn cố gắng để đào tạo và thu hút nhân sự tài năng điều này đã khiến cho thị trường việc làm sôi nổi và sức nóng của sự cạnh tranh lớn hơn bao giờ hết. Nhân sự bây giờ không chỉ ngồi để nhà tuyển dụng chọn lựa nữa mà nhiều doanh nghiệp đang phải cạnh tranh từng ngày để có thể thu nạp nhiều tài năng cho doanh nghiệp của mình. Đây là lí do tại sao việc tại ra một trải nghiệm nhân viên xuất sắc là rất quan trọng.
1. Thu hút và giữ chân nhân tài
Không chỉ còn là tiền lương hoặc phụ cấp lao động, nhân sự hiện nay đều có xu hướng tìm kiếm một công việc phù hợp với môi trường làm việc năng động và có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Thậm chí thế hệ GEN Y, Z luôn tìm kiếm các doanh nghiệp có giá trị và tầm nhìn phù hợp để gắn bó. Dưới góc nhìn của các nhà quản lý, khi có trải nghiệm nhân viên hiệu quả hoàn toàn có thể giữ chân nguồn nhân sự chất lượng – đảm bảo hiệu suất và chất lượng công việc, thâm chí còn tăng gấp đôi so với khi chưa đầu tư vào trải nghiệm nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể giảm đi một phần chi phí tuyển dụng.
2. Tạo sự gắn bó
Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều hoạt động và làm việc theo hội nhóm, phòng ban và các dự án vậy nên tinh thần đoàn kết và sự hợp lực là vô cùng cùng quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam luôn đề cao sự gắn bó không chỉ đồng nghiệp với nhau, trong phòng ban mà còn cả sự gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên các cấp. Trải nghiệm của nhân viên không tốt có thể đẩy mọi người ra xa nhau; ngược lại những trải nghiệm tốt sẽ khiến mọi người xích lại gần nhau. Và tạo ra các giá trị tích cực cho các mối quan hệ tại nơi là việc cũng như kết quả công việc.
3. Hỗ trợ giao tiếp hiệu quả
Trải nghiệm xuất sắc là khi nhân viên cảm thấy mình được hỗ trợ mọi mặt họ có đồng đội và luôn trong tâm thế mong muốn được cống hiến nhiều hơn. Nếu nơi làm việc tạo nên sự thoải mái và hiểu được tiếng nói của họ luôn được công nhận và lắng nghe thì những nhân viên sẽ có cái nhìn tích cực về nơi làm việc. Từ đó sẽ có một mức độ hào hứng nhất định với công việc và yêu thích việc đến văn phòng.
4. Phát triển kinh doanh
Khi có trải nghiệm tốt, 40-48 giờ/ tuần sẽ không còn là những ngày dài làm việc trong mệt mỏi, công việc không còn chỉ là chấm công lấy lương. Họ sẽ làm việc và cống hiến cho công ty và chính sự phát triển của họ. Vậy nên, thúc đẩy trải nghiệm tích cực của nhân viên có thể tác động đến sức khỏe tinh thần tốt hơn, kéo theo công việc tốt hơn. Nó giống như liều thuốc an thần, giúp nhân viên nhanh chóng vượt stress trong công việc, trở nên tích cực và nâng cao sức bền đến giải quyết vấn đề, khích lệ sự đổi mới và sáng tạo trong công việc.
5. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp
Không quá khó để thấy những bức ảnh check-in trên mọi mạng xã hội của nhân viên các doanh nghiệp khác nhau đăng lên để khoe về những món quà hay niềm vui ở công ty. Dưới những bài đăng đó mọi người bàn tán sôi nổi và cũng từ đó mình hình ảnh công ty lại càng trở nên đẹp đẽ. Khi chủ đề làm việc xuất hiện và nhân viên dành những từ ngữ tốt đẹp cho công ty của họ, lời truyền miệng đó trở thành một phần đặc tính của công ty. Thậm chí nếu có một vấn đề gì gây ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty bạn, sẽ ra sao nếu toàn bộ nhân viên đều đồng lòng để bảo vệ những hình ảnh tốt đẹp bằng những trải nghiệm của họ. Ngược lại nếu trải nghiệm nhân sự không tốt, chính nhân sự của bạn sẽ là những người “bóc phốt” công ty trên mọi mặt trận và hậu quả thì thật không dám tưởng tượng.
6. Phát triển văn hóa chuyên nghiệp
Trải nghiệm nhân viên là một trong những yếu tố liên quan đến văn hoá doanh nghiệp. Những nhân viên cảm thấy hài lòng về nơi họ làm việc sẽ có những đóng góp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa chuyên nghiệp. Ngoài ra, họ sẽ cống hiến nhiều hơn, học hỏi được nhiều hơn và cảm thấy thoải mái khi đảm nhận công việc. Điều đó có thể giúp nâng cao tiêu chuẩn về hiệu suất của doanh nghiệp mà không khiến nhân viên cảm thấy áp lực hoặc bóc lột.
V. Quy trình xây dựng trải nghiệm nhân viên
1. Kết hợp dữ liệu O (Operation) – X (Experience)
Doanh nghiệp sẽ thu thập khối lượng dữ liệu O (dữ liệu hoạt động) từ một hoặc những nhân viên trong suốt thời gian họ làm việc ở tổ chức – từ các thông tin cá nhân cơ bản đến lịch sử đào tạo và tiền lương, chế độ phúc lợi của họ. Sau đó kết hợp với dữ liệu X (experience) – những gì nhân viên đó được trải trải nghiệm ở công ty của bạn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn chuyến hành trình trải nghiệm nhân viên tại công ty và đánh giá, bổ sung những hoạt động tốt hơn.
2. Lắng nghe nhân viên
Tìm hiểu về những gì hàng ngày nhân viên đang làm và đánh giá thực tế hiệu quả của nó . Thử những hình thức mới để đơn giản hóa công việc và cải thiện năng suất và hiệu suất. Bạn cũng cần lắng nghe và quan sát nhân viên để hiểu được những điều họ mong muốn, gặp khó khăn hay không hài lòng với công ty.
3. Thiết kế hành trình trải nghiệm nhân viên
Đầu tiên, chúng ta cần xác định mục tiêu và các yếu tố cần thiết: Xác định rõ rõ ràng mục tiêu và phạm vi của quy trình xây dựng trải nghiệm nhân viên. Bạn muốn tập trung vào những nhân viên nào? Bạn muốn khám phá các giai đoạn nào trong hành trình trải nghiệm? Bạn muốn đạt được kết quả gì? Bạn cũng cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm nhân viên, bao gồm môi trường làm việc, công việc và cảm xúc.
Sau đó, doanh nghiệp cần xác định các điểm chạm trong hành trình trải nghiệm của nhân viên. Tại những điểm chạm riêng, các nhà quản lý cần lên kế hoạch chi tiết về quy trình, những trải nghiệm, sự tương tác và mối liên kết mà doanh nghiệp hướng tới. Bạn có thể sử dụng các công cụ tư duy thiết kế để phát triển ý tưởng, kiểm tra giả thuyết và lấy phản hồi từ nhân viên. Bạn cũng cần chú ý đến các chi tiết trong từng điểm chạm để tạo ra một trải nghiệm liền mạch cho nhân viên.
4. Đo lường và đánh giá
Cùng giống như trải nghiệm khách hàng, trải nghiệm nhân viên cũng cần được đo lường thường xuyên. Doanh nghiệp cần đánh giá trải nghiệm nhân viên mới và điều chỉnh nó để phù hợp với các mục tiêu đặt ra ban đầu. Việc này có thể bao gồm việc thực hiện khảo sát hoặc đánh giá thường xuyên để đo lường hiệu quả và thay đổi nếu cần thiết.
6 Ý TƯỞNG TỔNG KẾT CUỐI NĂM – YEAR END PARTY 2023
2023 đang dần khép lại. Kinh tế thế giới suy yếu kéo theo ngân sách dành cho YEP năm nay cũng có nhiều biến động
VĂN HOÁ HỌC TẬP: CÁCH XÂY DỰNG VÀ LỢI ÍCH
Văn hoá học tập là một trong những phần quan trọng đối với môi trường doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá học tập hiệu quả